Kỳ II: Bệnh viện tư “chia lửa” cùng bệnh viện công điều trị bệnh nhân Covid-19

Một sản phụ mắc Covid-19 được mổ bắt con tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ - Thủ Đức (ảnh do bệnh viện cung cấp)

Tiếp nhận dây chuyền lạnh và vật tư tiêm chủng từ Australia và UNICEF

Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn giá xét nghiệm COVID

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đại dịch COVID-19 chưa từng có tiền lệ, mức độ ảnh hưởng rất lớn

Đảm bảo an toàn để học sinh được trở lại trường

LTS: Ngày 9.11, tạp chí Sức khỏe+ đã có bài viết tổng hợp ý kiến của các Đại biểu Quốc hội về việc cần huy động sức mạnh của các đơn vị y tế tư nhân trong phòng chống Covid-19. Để làm rõ hơn ý kiến này, Sức khỏe+ xin gửi tới bạn đọc loạt bài viết của phóng viên Mộc Khuê về sự tham gia của y tế tư nhân trong công cuộc điều trị bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn vừa qua tại TP.HCM

Cuối tháng 7.2021, TP.HCM đã huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, đã có các bác sỹ, điều dưỡng của 52 bệnh viện tư nhân, 200 phòng khám tham gia tất cả các hoạt động phòng chống dịch từ xét nghiệm, tiêm vaccine, chăm sóc F0.... Đặc biệt, trong đó đã có 11 bệnh viện tư nhân chuyển đổi công năng để điều trị Covid-19.

Gồng mình vượt khó

Thạc sỹ, bác sỹ Cao Xuân Minh, Giám đốc Phòng khám Ngọc Minh cho biết từ ngày 22.6, phòng khám đã cử 4-5 đội tiêm (mỗi đội 5-6 người gồm bác sỹ và điều dưỡng) tham gia hỗ trợ công tác tiêm ngừa cho công nhân các khu công nghiệp, điểm tiêm cộng đồng tại các quận huyện. “Trong giai đoạn cao điểm, mỗi ngày, một đội tiêm duy trì năng lực từ 2.500-3.000 người tại mọi địa bàn. Bên cạnh đó, phòng khám còn hỗ trợ cấp cứu cho các địa phương, vận chuyển F0 từ nhà lên các khu cách ly tập trung, theo dõi F0 tại địa phương cư trú, nơi phòng khám đóng quân, tư vấn cho người dân cả trực tiếp và gián tiếp” - bác sỹ Minh chia sẻ.

Theo bác sỹ Minh, trong 2 tháng cao điểm, phòng khám có khoảng 30-35 nhân viên tham gia hỗ trợ ngoài cộng đồng. Ngoài ra, còn phải có đội hậu cần phục vụ cho đội ra ngoài, ví dụ chuẩn bị băng gòn gạc, cồn, keo, đến công tác hấp đồ, giặt đồ, làm mới đồ… Tất cả các chi phí từ lương, đồ bảo hộ, vật tư tiêu hao cho công tác chích ngừa, xe cộ xăng dầu phòng khám phải bỏ chi phí.

Chi phí lương nhân viên, phụ cấp mỗi tháng hết 400-500 triệu chưa kể vật tư tiêu hao cũng phải 400-500 triệu nữa. Mỗi ngày mấy chục con người thay 2 bộ đồ bảo hộ, khẩu trang N95 3M. Rất may được bảo hộ tốt nên chưa có nhân viên nào bị phơi nhiễm. Cho đến giờ này không nhận được gì về chế độ chính sách cho nhân viên y tế tham gia chống dịch. Một số địa phương hỗ trợ vài triệu như là sự bồi dưỡng chế độ đi lại, dinh dưỡng cho các y bác sỹ, nhân viên y tế tham gia chống dịch” – bác sỹ Minh cho hay.

z2921173413855_ddbdd1e525c23f59e5eb7ef68e7cd94e

Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ - Thủ Đức (ảnh do bệnh viện cung cấp)

Theo bác sỹ Minh, thời gian qua, không có nguồn thu từ khám chữa bệnh nên những chi phí trên là một khoản nặng gánh. “Khi tình hình dịch phức tạp, TP đang cần chung tay nếu cơ sở y tế, nhân viên y tế đòi hỏi phải có liền cơ chế chính sách mới làm thì không còn gọi là những người làm công tác ngành y tế nữa. Trong khi xã hội, TP đang cần mình thì gồng gánh để làm. Tin tưởng rằng sau khi hết dịch thì nhà nước cũng sẽ xem xét có chính sách hợp lý cho nhân viên y tế, có sự tính toán lại. Còn lúc này cả xã hội cạn kiệt, lãnh đạo quá tải, căng mình làm việc” – bác sỹ Minh bày tỏ.

Tuy nhiên, không phải phòng khám nào cũng đủ tiềm lực để lo cho nhân viên y tế ra hỗ trợ cộng đồng như vậy, bởi vì với chi phí không hề nhỏ. Đây thậm chí là một sự hy sinh của lãnh đạo phòng khám, đơn vị tư nhân bỏ thêm tiền cá nhân vào để làm công tác cho cộng đồng mà không tính toán. “Thực tế các ca nhiễm và tử vong nhiều như vậy rất đau lòng, mà người làm trong ngành y tế không tham gia thì ai làm. Nên dù có những bất cập ở địa phương, nhưng mà vẫn phải chấp nhận để làm, vì nếu bỏ cuộc thì người dân sẽ nhờ ai. Có những rào cản nếu không vượt qua, bức xúc mà quay mặt đi thì người lãnh hậu quả sẽ là người dân. Điều mong muốn nhất là dịch qua nhanh để phục hồi tất cả” – bác sỹ Minh nhấn mạnh.

Bác sỹ Minh cũng chia sẻ thêm, chỉ mong TP đánh giá lại vai trò của y tế tư nhân cho đúng mức, tạo sự công bằng giữa công và tư.

Thực tế, có những việc y tế công làm được nhưng y tế tư lại bị "trói buộc" do không có cơ chế, khó có thể phát huy vai trò, đóng góp trong hoạt động y tế chung.

Đại diện một bệnh viện tư nhân tham gia chuyển đổi toàn bộ công năng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn quận 7, TP HCM từ đầu tháng 8 vừa qua, cho biết sau khi TP và Bộ Y tế huy động tham gia điều trị thời gian đầu khó khăn muốn dừng lại. Tuy nhiên, nếu làm ngành y mà chối bỏ cũng không được. Vì vậy, chúng tôi cố gắng gồng gánh làm tới đâu hay tới đó. Từ khi hoạt động tới nay, tại đây đã điều trị và xuất viện cho hơn 600 bệnh nhân Covid-19.

Empty

Chi phí điều trị cho một bệnh nhân F0 không hề nhỏ (Bệnh nhân Covid-19 nặng được điều trị tại Bệnh viện Quốc tế City, ảnh do bệnh viện cung cấp)

Thời gian đó, để phục vụ công tác điều trị, bệnh viện có hơn 300 nhân viên tham gia gồm bác sỹ (hơn 50 người), điều dưỡng, kỹ thuật viên (hơn 150 người), bảo vệ… Đồng thời, đầu tư mua 50 máy oxy liều cao, máy thở, hóa chất xét nghiệm, vật tư tiêu hao… Ngoài ra, mỗi ngày bệnh viện hỗ trợ xét nghiệm miễn phí 100 mẫu RT- PCR (tương đương 1.000 mẫu gộp) cho huyện Bình Chánh, cử nhiều đoàn nhân viên tham gia tiêm vaccine, tham gia các đội xe cấp cứu 115.

Đại diện bệnh viện cho biết chi phí điều trị F0 tùy vào mức độ bệnh, loại thuốc điều trị, vật tư y tế, trong đó có những mũi thuốc giá lên đến 10-15 triệu đồng. Trung bình chi phí điều trị cho một bệnh nhân Covid-19 nhẹ mỗi ngày khoảng 5-10 triệu đồng; người nặng phải điều trị chăm sóc tích cực (ICU) hết 20-50 triệu đồng, có bệnh nhân nằm 1-2 tháng. “Mỗi ngày, trung bình bệnh viện phải chi trên dưới 1 tỷ đồng/ngày, nếu dùng thuốc nhiều thì chi phí cũng nhiều hơn. Bệnh nhân được điều trị tại đây đạt chuẩn theo tiêu chuẩn sao, được ăn uống, chăm sóc đầy đủ. Cùng với đó, chi phí trả lương cho nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 tăng lên gấp đôi do phải làm việc trong điều kiện nguy cơ dịch bệnh. Khó khăn nhưng bỏ bệnh nhân không đành. Do đó, giải pháp là vận động các mạnh thường quân ủng hộ và nhiều bệnh nhân điều trị tại bệnh viện có điều kiện cũng xin được đóng góp để có chi phí vận hành” – đại diện bệnh viện nhấn mạnh.

Ngoài vấn đề điều trị, bệnh viện cũng ký hợp đồng với nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng để hỗ trợ cho những bệnh nhân khó khăn không may tử vong. Về nguyện vọng của những bệnh nhân mà chính bệnh viện mình đang tiếp nhận, đại diện bệnh viện chia sẻ cho biết hầu như người bệnh có điều kiện khi nhập viện đều muốn được chủ động chi trả.

Sau hơn 2 tháng chuyển đổi công năng 100% điều trị Covid-19, đến ngày 15.10, bệnh viện đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình “bệnh viện tách đôi” thực hiện song song 2 hoạt động gồm khám chữa bệnh thông thường và tiếp tục điều trị bệnh nhân Covid-19.

z2921173450882_0f0544e42cf9eb0bc2de2f1581c82416

Bệnh nhân Covid-19 được thăm khám, điều trị tại Bệnh viện Nam Sài Gòn (ảnh do bệnh viện cung cấp)

Không đứng ngoài cuộc

Là một trong những bệnh viện tư đầu tiên tham gia công tác tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 nhằm giảm tải cho hệ thống y tế công lập, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ - Thủ Đức đã gấp rút chuyển đổi công năng chỉ trong 1 tuần để tập trung nguồn lực sớm tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc, điều trị cho người dân trong thời điểm dịch bệnh tăng cao. TS.BS Nguyễn Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức - cho biết, trong giai đoạn đầu, bệnh viện đưa vào hoạt động 100 giường. Trong đó, có 10 giường hồi sức cấp cứu và nâng tổng số lên 200 giường (trong đó có 20 giường hồi sức cấp cứu) vào giai đoạn 2.

Sau đó 1 ngày, Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 tại Bệnh viện Quốc tế City cũng chính thức đi vào hoạt động, dưới sự vận hành của đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Tại đây, có chức năng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân thuộc tầng 3 trong hệ thống điều trị của TP với công suất 500 giường bệnh. Bệnh viện FV (quận 7, TP.HCM) cũng tham gia mô hình "bệnh viện tách đôi" từ ngày 10-8, với 70 giường điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong đó có 11 giường điều trị săn sóc đặc biệt. Ngoài khu vực cấp cứu, bệnh viện dựng thêm 1 lều có 4 giường và một mái che với 3 băng ca để cấp cứu bệnh nhân.

Cũng như các đơn vị y tế tư nhân khác, Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM) cũng tham gia “chia lửa” cùng bệnh viện công điều trị bệnh nhân Covid-19.

Theo TS.BS Trương Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM), việc tham gia phòng chống dịch Covid-19 là trách nhiệm với xã hội. Vì vậy, từ ngày 11.8, bệnh viện này đã chuyển đổi công năng một phần để điều trị người bệnh Covid-19. Trung tâm Điều trị Covid-19 tại BV Gia An 115 có quy mô 250 giường (là BV tư nhân hiện có số giường điều trị bệnh nhân Covid 19 cao nhất tại TP.HCM), trong đó có 34 giường hồi sức cấp cứu, hoạt động song song với khu vực khám chữa bệnh thông thường cho những người không mắc Covid-19. "Hầu hết các ca bệnh đều đang ở tình trạng rất nặng và nguy kịch, diễn tiến khó lường. Chúng tôi hiểu rằng, đây chính là lúc người bệnh cần mình nhất. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng hết sức có thể và vô cùng hạnh phúc khi đã giúp nhiều người khỏi bệnh" - ThS.BS Trương Thanh Sang, Trung tâm Điều trị Covid-19, Bệnh viện Gia An 115, chia sẻ.

 
Mộc Khuê
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng