Chuyện trà Mạn Hảo ở đất kinh kỳ

Mạn Hảo là dòng trà cần được gìn giữ, phát triển và phổ biến đến với tất cả mọi người

Có nên tắm nước lá cho trẻ khi bị sởi?

Cần chuẩn bị những gì trước quá trình già hóa dân số?

Công thức trà cỏ xạ hương trị ho, giảm căng thẳng tinh thần

Thưởng thức trà xanh đúng điệu

Tại đất kinh kỳ Kẻ Chợ phồn hoa (tức Thủ đô Hà Nội ngày nay), từ đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, dòng họ Nguyễn Đình có tới bảy đời chuyên buôn bán trà Mạn Hảo với thương hiệu Diên Thái. Những thăng trầm trong nghiệp kinh doanh trà cũng như của chính dòng họ Nguyễn Đình được ghi chép cụ thể trong các trang gia phả, trang sách đến nay vẫn còn được thế hệ sau gìn giữ cẩn thận.

Đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thu Trang – con dâu thuộc dòng họ Nguyễn Đình trong buổi đối thoại “Chuyện trà Mạn Hảo ở đất kinh kỳ” do Cà phê thứ Bảy Hà Nội kết hợp với Metamind tổ chức.

“Mạn Hảo” là một danh trà nức tiếng, từng đi vào ca dao và được coi là một trong ba thú vui của đấng nam nhi Việt một thời: Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều.

Nguyên liệu sản xuất loại trà này phải lấy từ những cây trà Shan Tuyết cổ thụ, mọc tự nhiên tại rừng núi phía Bắc. Khí hậu và nguồn nước trong lành nơi đây góp phần tạo nên chất lượng tuyệt hảo của trà. Búp hoặc lá trà bánh tẻ sau khi thu hái, làm sạch, được cho vào chõ đồ chín, đóng bánh, phơi khô. Tiếp đó, bánh trà được cho vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ 3-4 năm cho trà lên men bớt chất chát hết mùi ngái, có độ xốp như giấy bản mà vẫn lưu giữ được hương vị đặc trưng mới đem ra dùng. Trà Mạn Hảo khi đóng bánh thường được đề năm sản xuất, và trà càng để lâu năm càng có giá trị cao.

Chị Ngô Thị Thúy Hà (chính giữa) chia sẻ về quá trình khôi phục dòng trà Mạn Hảo tại buổi đối thoại

Chị Ngô Thị Thúy Hà (chính giữa) chia sẻ về quá trình khôi phục dòng trà Mạn Hảo tại buổi đối thoại

Một phần lịch sử thăng trầm của trà Mạn Hảo đã được cụ Viên Mai Nguyễn Chí Công - đời thứ 10 của dòng họ Nguyễn Đình tại Hà Nội - dày công tìm hiểu và viết lại trong cuốn sách Chuyện cũ bên dòng sông Tô vừa được tái bản cách đây hai năm.

Và để viết tiếp câu chuyện về thương hiệu trà Mạn Hảo, gia đình anh Trần Lê Trung và chị Ngô Thị Thúy Hà – vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống làm chè lâu đời ở Hà Giang – đã quyết tâm tìm hiểu và khôi phục dòng chè này.

Sau nhiều năm nghiên cứu, thậm chí sang Vân Nam (Trung Quốc) để học hỏi từ những nghệ nhân có tiếng, năm 2014, gia đình anh Trung đã khôi phục được dòng chè danh tiếng này với nhiều sản phẩm như trà Mạn Hảo 1 tôm, trà Mạn Hảo 1 tôm 1 lá, trà Mạn Hảo 1 tôm 2 lá, trà Mạn Hảo ống trúc, trà Mạn Hảo lá đỏ… Sản phẩm do công ty của gia đình anh sản xuất đã được người thưởng trà trên thế giới và người Hà Nội nói riêng đánh giá cao.

Với 18 năm kinh nghiệm trong ngành trà, chị Thúy Hà cho biết: “Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng hữu ích hữu ích của trà với sức khỏe con người, đặc biệt là dòng trà lên men như Mạn Hảo. Nỗ lực khôi phục và giới thiệu dòng trà danh tiếng này đến với mọi người, chúng tôi không chỉ muốn người dùng trà biết đến thứ danh trà quý dành cho lớp nho sỹ, trí thức, quan lại và hoàng tộc xưa; Mà chúng tôi còn muốn giới thiệu đến mọi người một loại trà chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như Mạn Hảo”.

 
Trang Vũ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa