Cần chuẩn bị những gì trước quá trình già hóa dân số?

Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề an sinh xã hội - Ảnh: Raconteur

Lưu ý giúp người cao tuổi sống khỏe với bệnh tăng huyết áp

Làm sao giúp người cao tuổi kiểm soát đái tháo đường tốt hơn?

Bí quyết tập thể dục của những vùng đất "trường thọ"

Làm sao tránh trầm cảm sau đại dịch?

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, năm 2039 sẽ là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007. Khi đó, số người Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số. Thời kỳ dân số già ở nước ta được dự đoán kéo dài trong 28 năm (2026-2054). Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.

Không chỉ ở Việt Nam, quá trình già hóa dân số đang diễn ra trên toàn cầu. Trong giai đoạn 2015-2050, ước tính số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên trên toàn thế giới sẽ tăng từ 703 triệu người lên khoảng 1,5 tỷ người. Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán, đến năm 2030, cứ 6 người sẽ có 1 người trên 60 tuổi.

Dự báo của World Bank về tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam năm 2021

Dự báo của World Bank về tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam năm 2021

Việt Nam sẽ chuyển sang giai đoạn cấu trúc dân số già. Khi ấy, tỷ lệ dân số cao tuổi càng lớn, gánh nặng đè lên vai những người chăm sóc như con, cháu càng nhiều. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các gia đình đều có ít con, thậm chí nhiều gia đình chỉ có một con. Những người con này chỉ trong 15-20 năm tới sẽ phải gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc cho nhiều người cao tuổi và cả cho tương lai tuổi già của mình. Điều đáng lo ngại là rất nhiều người trong số họ chưa có kế hoạch cho điều đó.

Theo một khảo sát năm 2021, trên hơn 2000 người từ 30-44 tuổi tại Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, An Giang, TP.HCM cho thấy, chỉ 28,4% người có lên kế hoạch để đạt được cuộc sống như mong muốn khi về già. Các chuyên gia đánh giá, mức độ tự tin cũng như sẵn sàng cho cuộc sống về già của người Việt còn chưa cao, đặc biệt về mặt tài chính.

Cuối tháng 8, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) đã ký thỏa thuận quan hệ đối tác mới để giải quyết tình trạng già hóa dân số và các vấn đề về dân số lớn khác tại Việt Nam.

Theo VTV.vn, bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam: "Điều chúng ta phải làm ngay là cung cấp cho thế hệ trẻ những công cụ và kỹ năng để hoạch định tương lai. Thế hệ trẻ cần nhận thức vấn đề già hóa dân số đang diễn ra ở Việt Nam. Phải lên kế hoạch cho tương lai, đặc biệt là về mặt tài chính cho bản thân, gia đình và xã hội".

Nhiều người trung niên xác định tương lai sau này sẽ vào viện dưỡng lão nếu con cái không có điều kiện chăm sóc. Nhưng muốn thế, họ phải chuẩn bị về tài chính trong nhiều năm. Cả xã hội cần vào cuộc để chuẩn bị cho quá trình già hóa dân số, với các chính sách an sinh xã hội (lương hưu, trợ cấp, chăm sóc sức khỏe) dành cho người cao tuổi.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già