Chảy mồ hôi quá nhiều làm tăng lo âu trầm cảm

Trầm cảm nặng vì tăng tiết mồ hôi hay quá nhiều mồ hôi (Hyperhidrosis)

Đổ mồ hôi quá mức có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh

Những sự thật thú vị về mồ hôi

Ra mồ hôi nhiều vùng nách và cách ngăn tiết mồ hôi nách

Ra mồ hôi nhiều: Dấu hiệu cảnh báo rối loạn thần kinh thực vật

Tăng tiết mồ hôi hay quá nhiều mồ hôi (Hyperhidrosis) là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Nguyên nhân chính làm phát sinh chứng tăng tiết mồ hôi thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng hiện tượng ra mồ hôi thường xuyên, đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, cản trở công việc, ngại trong giao tiếp xã hội, thậm chí còn khiến bệnh nhân bị lo âu, trầm cảm.

BS. Rayeheh Bahar từ Đại học British Columbia ở Vancouver (Canada) và các đồng nghiệp đã kiểm tra sự phổ biến của bệnh lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân có hoặc không bị chứng tăng tiết mồ hôi. Tổng cộng có 2.017 bệnh nhân ngoại trú da liễu được tham gia đánh giá trầm cảm và lo âu qua bảng câu hỏi PHQ9 và bảng đánh giá GAD7.

Bảng đánh giá GAD7 là một trong những bảng sàng lọc sơ bộ phổ biến nhất cho tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa tại cộng đồng. Nó gồm 7 câu, đánh giá về các biểu hiện trong thời gian 2 tuần qua. Điểm của mỗi câu được đánh giá dựa vào thời gian (số ngày) xuất hiện của các biểu hiện đó.

Bảng câu hỏi PHQ9 tập trung vào 9 tiêu chuẩn của rối loạn trầm cảm do vậy được áp dụng cho trầm cảm thực sự.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lo lắng phổ biến ở 21,3% bệnh nhân tăng tiết mồ hôi và trầm cảm phổ biến ở 27,2%  bệnh nhân (so với 7,5 và 9,7% ở người không bị tăng tiết mồ hôi).

BS. Rayeheh Bahar kết luận, sự gia tăng của chứng tăng tiết mồ hôi liên quan tới việc phát triển lo âu và trầm cảm. Điều đó có nghĩa là, việc điều trị tăng tiết mồ hôi có thể giúp điều trị lo âu và trầm cảm hiệu quả.

Một số phương pháp có thể điều trị để làm giảm tiết mồ hôi như cắt hạch giao cảm để giảm tiết mồ hôi ở phần trên của cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây nhiều tác dụng phụ. Một số thuốc điều trị khác có thể kể đến, chẳng hạn như thuốc bôi có tác dụng làm khô và săn se bề mặt da nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Một số thuốc uống có nguồn gốc hóa dược khác có thể gây khô miệng và cũng không có loại nào có thể chữa trị dứt điểm bệnh này.

Tuy nhiên, sự kết hợp của Đông - Tây y để trị bệnh tăng tiết mồ hôi lại tỏ ra khá hiệu quả. Hiện nay, nhiều bệnh nhân tăng tiết mồ hôi có sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các chiết xuất thảo dược kết hợp với một số hoạt chất để hỗ trợ điều trị bệnh cho mình và đạt hiệu quả tốt. Chính vì vậy, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để sử dụng các sản phẩm này một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Biết Tuốt H+

Gợi ý sản phẩm: Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh - Không còn ám ảnh mồ hôi nhiều

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết