Trẻ 9 tuổi vẫn đái dầm liệu có đáng lo?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đã lớn nhưng vẫn đái dầm

Những lưu ý khi chọn tã cho trẻ hay bị đái dầm

Trẻ đái dầm dễ bị hăm: Nên làm gì?

Món ăn tốt cho trẻ hay bị đái dầm

Các phương pháp đối phó với chứng đái dầm ở trẻ

TS. Ellie Cannon - Chuyên gia y tế cho tờ Daily Mail trả lời:

Chào bạn! 

Đái dầm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và nó sẽ nó kết thúc khi trẻ bước vào độ tuổi thiếu niên. Đái dầm có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Nó khiến trẻ xấu hổ khi đi học và gặp gỡ bạn bè. Có tới 5% trẻ em vẫn đái dầm khi được 10 tuổi, do vậy bạn không nên quá lo lắng. 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đái dầm như táo bón, căng thẳng, nhiễm trùng đường tiết niệu... Do vậy, để cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ, bạn cần đưa con đến gặp bác sỹ nhi khoa để tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé lại đái dầm. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sỹ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị đái dầm phù hợp với bé như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Ngoài ra, khi trẻ bị đái dầm bạn nên trò chuyện với bé về tình trạng đái dầm. Nên khen ngợi bé nếu bé có tiến bộ, không nên phạt bé nếu tình trạng đái dầm không được cải thiện.

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà bé vẫn bị đái dầm thì cha mẹ có thể sử dụng loại đồng hồ báo thức có khả năng phát hiện sớm trẻ tè dầm để đánh thức trẻ dậy.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Daily Mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị