Trẻ bị cước tay chân: Mẹo chữa trị hiệu quả

Mùa đông trẻ rất dễ bị cước tay chân

Vật vã bệnh mùa nắng nóng

5 nhãn giày mùa đông cho trẻ nhiễm hóa chất cực độc

Đồ chơi hình mèo Kitty gây tắc khí quản trẻ em

Cấm tiếp thị sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Lá lốt

Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày, hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Dùng rượu anh đào

Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước, bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu không may bị nhiễm lạnh cần sưởi ấm ngay.

Gừng tươi

Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Gừng tươi kết hợp với các vị thuốc khác là bài thuốc trị cước hiệu quả

Tuy nhiên bài thuốc này chỉ dùng cho trẻ 6 tuổi trở lên và dùng tùy vào độ tuổi của trẻ.

Kinh giới

Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

Điều trị khi trẻ bị cước nặng

Nếu xuất hiện các bọng nước, có thể dùng cồn 75 độ sát trùng cục bộ, rồi dùng kim đã khử trùng nhể các bọng nước ấy đi và xoa kem chống cước, băng lại.

Nếu như trẻ lên cước toàn thân thì cần phải nhanh chóng chuyển trẻ vào phòng ấm, thao tác cần nhẹ nhàng mềm mại, tránh trường hợp gây thương tích thêm cho chân tay trẻ.

Làm ấm lại người cho trẻ có hai cách, phương pháp làm ấm nhanh, cho trẻ vào nước 40 – 42oC, nhẹ nhàng xoa bóp chân tay cho trẻ, đưa thân nhiệt trẻ trở lại dạng bình thường, sau 10 phút thì ngừng lại, lấy chăn bông quấn quanh người, tiếp tục giữ nhiệt cho trẻ.

Giữ ấm cho trẻ có thể làm giảm hiện tượng cước 

Cách thứ hai là làm ấm từ từ, sau khi chuyển trẻ vào trong phòng ấm, cởi quần hoặc cắt bỏ quần áo đã bị đông kết lại, dùng chăn dày bọc người cho trẻ, đặt vào bên trong chăn một vài túi nước ấm (lưu ý rằng nhiệt độ nước không thể quá nóng được), và liên tục thay túi nước, khi trẻ đã tỉnh táo lại, cho uống một ít nước đường nóng hoặc sữa nóng...)

Giữ ấm cho trẻ

Theo các chuyên gia, để phòng trẻ bị cước tay chân, cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ vào mùa đông. Nhất là các bộ phận tay chân, mặt, tai v.v... đây là những bộ phận dễ sinh bệnh cước.

Ngoài ra, cha mẹ có thể thoa chút kem ẩm vào các bộ phận đó để giảm bớt da tản nhiệt, cũng có tác dụng giữ ấm, phòng ngừa phát cước.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ