Trẻ bị ho có đờm, khi nào cần đi bệnh viện?

Trẻ bị ho có đờm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản...

Một số lưu ý chọn siro ho an toàn cho trẻ bị ho có đờm

Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị ho có đờm

Vì sao trẻ dễ bị ho có đờm?

Trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên làm gì để trị ho cho bé?

Tại sao trẻ bị ho có đờm?

Ho có đờm xảy ra khi trong đường thở có chất xuất tiết sinh ra quyện lẫn với tạp chất. Ho giúp làm sạch phổi, đẩy đờm, dịch tiết và dị vật ra khỏi đường thở. 

Đờm (hay đàm) chính là chất tiết của đường hô hấp, gồm: Chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập và đường hô hấp trên. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, hốc mũi. 

Đờm có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây bệnh như: Viêm họng, mũi, thanh quản, khí quản, viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản...

Trẻ bị ho có đờm kèm theo triệu chứng nào thì nên đi khám bệnh?

Ho có đờm khi nào nên đi bệnh viện? 

 Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ ho có đờm kèm theo các triệu chứng như:

Sốt cao: Trẻ ho có đờm kèm theo sốt cao 39 độ C thì nên đưa trẻ đi khám, bởi đây có thể là triệu chứng viêm phổi.

Sổ mũi, viêm họng, sốt nhẹ: Đây có thể là triệu chứng của cảm lạnh.

Thở mệt, hụt hơi, đờm dãi nhiều: Đây có thể là triệu chứng của viêm tiểu phế quản.

Trẻ có vẻ mệt, lừ đừ, thở hổn hển, xanh tái, ăn uống không ngon miệng.

Đờm màu xanh lá cây hoặc màu vàng: Đây là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sỹ kiểm tra và xác định nguyên nhân xem do vi khuẩn hay virus, từ đó mới có cách điều trị phù hợp.

Đờm có máu hoặc có màu hồng: Đây là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, phụ huynh nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

4 điều "không" bố mẹ nên tránh khi trẻ bị ho có đờm:

- Không tự chẩn đoán bệnh cho con.

- Không tự đi mua thuốc trị ho, thuốc ức chế ho hay thuốc chống dị ứng để mong trẻ sẽ không ho nữa. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi những loại thuốc này có thể khiến bệnh viêm phổi, viêm phế quản thêm nặng. Thậm chí, một số loại thuốc có thể khiến trẻ bị suy hô hấp.

- Không tự mua và không tự cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ. 

- Không ủ ẩm trẻ quá mức làm thân nhiệt tăng lên, khiến trẻ thêm ngột ngạt, khó chịu. 

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ