Trẻ em là đối tượng dễ bị ho có đờm do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện
Trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên làm gì để trị ho cho bé?
Bé bị cảm lạnh, có nên đưa bé đi khám không?
5 biện pháp tự nhiên giúp ngăn chặn cơn ho
Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì?
Theo các chuyên gia y tế, ho là một phản xạ có lợi của cơ thể, giúp đẩy bụi, dị vật và các tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp qua đường mũi, miệng. Ho có đờm xảy ra khi đường thở có các chất xuất tiết (dịch tiết ra từ các cơ quan hô hấp như: Phế quản, phế nang, họng, xoang, mũi...) sinh ra quyện lẫn với các tạp chất gây cản trở hô hấp được tống ra ngoài, gọi là đờm.
Đờm có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân gây bệnh ở đường hô hấp như: Cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi, thanh quản, khí quản, áp xe phổi, nhồi máu phổi, viêm phổi, hen phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...
Vì vậy, tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, đờm cũng có nhiều loại khác nhau như: Đờm thanh dịch, đờm nhầy, đờm có mủ, đờm có máu, đờm bã đậu (lao phổi)...
Vậy vì sao trẻ dễ bị ho có đờm?
PGS.TS. Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, do đó là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh về hô hấp, đặc biệt là vào những thời điểm chuyển mùa".
Trong khi đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại là những đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Khi mắc bệnh thì thường ho nhiều hơn và có kèm theo đờm, do mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy.
Tuy nhiên, mặc dù ho có đờm được cho là phản xạ sinh lý tốt giúp bảo vệ cơ thể nhưng nó lại gây ra không ít sự khó chịu cho bé.
Bên cạnh đó, nếu ho có đờm kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi càng sớm càng tốt để được phát hiện sớm nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn