Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Chị Thanh Nga (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Bé nhà tôi được 7 tháng rưỡi, cháu hay bị sổ mũi, ho. Đi khám bác sỹ bảo bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, tôi cho cháu uống thuốc, chanh đào ngâm đường phèn cũng có hơi đỡ". Không rõ cách chăm sóc này có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con hay không nên chị đã mang nỗi lo của mình đến hỏi các bác sỹ.


Ảnh minh họa

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai): "Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em là do virus, trong đó, đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố như vi khuẩn, thời tiết chuyển mùa, môi trường sống ẩm thấp, nhiều khói bụi… cũng là những tác nhân quan trọng gây bệnh ở trẻ".

Dựa theo vị trí tổn thương y học, chuyên khoa chia ra thành nhiễm khuẩn đường hô hấp trênnhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Trong đó, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm: Ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm tai, viêm xoang... Đa phần các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và thường là nhẹ. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ thường ít gặp hơn và thường là nặng, bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, tiểu phế quản và viêm phổi.

Theo các bác sỹ chuyên khoa, với những trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng các cách như: Cho bé uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh; Hàng ngày, vệ sinh mũi – họng bằng nước muối sinh lý; Cho trẻ uống đủ nước. Với trẻ sơ sinh, nên chia cữ cho bú nhiều lần… Cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng bệnh để sớm đưa bé đi khám và có hướng điều trị thích hợp.

Để phòng bệnh và hạn chế bệnh tái phát, theo bác sỹ Đinh Thị Thanh (Tổng đài Tư vấn sức khỏe cộng đồng): "Các mẹ cần bảo đảm cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi; Trẻ sau 6 tháng có thể cho ăn dặm thêm và phải cho trẻ ăn đủ chất nhưng lưu ý không nên ép trẻ ăn để trẻ nôn, trớ vì sẽ sặc lên mũi và gây các bệnh đường hô hấp; Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, không nên đun bếp hoặc hút thuốc trong phòng; Giữ ấm cho trẻ nhất là khi trời lạnh và thay đổi thời tiết; Tiêm phòng cho trẻ đẩy đủ và đúng lịch; Phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp để trẻ được điều trị kịp thời…”.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm các sản phẩm TPCN giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm theo mùa hay gặp ở trẻ. Bé nhà chị được 7 tháng rưỡi và bé có thể dùng được sản phẩm BigBB để phòng bệnh và tăng cường chức năng tiêu hóa. Chị cho bé uống từ 1- 2 gói/ngày, chia làm 2 lần, uống liên tục từ 1 – 3 tháng mới thấy tác dụng của sản phẩm. Vì trẻ nhỏ thường hay nôn khi uống thuốc hoặc TPCN nên chị cho bé uống trước khi ăn để phòng bé sẽ nôn hết đồ ăn. Trong thời gian dùng sản phẩm chị phải theo dõi sinh hoạt của bé, nếu bé không có biểu hiện gì bất thường thì chị có thể cho bé dùng tiếp sản phẩm.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ