Triệu chứng viêm xoang và cách khắc phục

Viêm xoang là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Viêm xoang khi thay đổi thời tiết khắc phục như thế nào?

Hắt hơi nhiều vào buổi sáng có phải do viêm xoang?

Viêm xoang là gì, ảnh hưởng của viêm xoang đến sức khỏe?

7 tác nhân gây viêm xoang ngay trong căn nhà của bạn

Triệu chứng viêm xoang

Viêm xoang được phân loại thành cấp tính (bắt đầu đột ngột và thời gian ngắn) hoặc mạn tính (dài hạn). Hầu như tất cả mọi người đều trải qua bệnh viêm xoang một vài lần trong đời. Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính thường không khác nhiều so với viêm xoang cấp tính, chúng kéo dài hơn và có những đợt tái diễn:

Chảy nước mũi: Đây là triệu chứng chính, chảy nước mũi có thể xảy ra ở một bên nhưng thường ở cả hai bên. Dịch mủ chảy ra đặc, có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi tanh và làm hoen ố khăn tay. Tùy theo vị trí xoang bị tắc mà dịch có thể chảy xuống mũi ở phía trước hoặc ra phía sau xuống thành sau họng (trường hợp này hay gặp hơn do viêm xoang mạn thường xảy ra ở nhóm xoang phía sau). Tình trạng chảy nước mũi này nặng hơn vào buổi sáng do các chất dịch mủ ứ đọng lại vào ban đêm.

Ngạt tắc mũi: Ngạt mũi thường xảy ra ở hai bên. Trong viêm xoang mạn tính, ngạt mũi thường ở mức độ vừa trở lên, diễn ra liên tục và có thể tắc mũi hoàn toàn khiến người bệnh không thể thở được bằng mũi. Tương tự như chảy nước mũi, ngạt mũi cũng nặng hơn vào buổi sáng.

Giảm khả năng nhận biết mùi và hương vị: Đi kèm với ngạt mũi là bệnh nhân thấy ngửi kém đi. Điều này tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng gián tiếp làm người bệnh thấy chán ăn, mệt mỏi. Trong trường hợp xung quanh có hơi khí độc, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm do không nhận biết được mùi.

Nhức đầu: Thường đau nhức ở vùng mặt: Má, trán, thái dương hai bên, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc xuống phía răng. Nhức đầu thường xảy ra vào buổi trưa và chiều khiến người bệnh thấy mệt mỏi, ngại suy nghĩ, làm ảnh hưởng đến công việc.

Hầu như tất cả mọi người đều trải qua bệnh viêm xoang một vài lần trong đời

Ngoài các triệu chứng viêm xoang điển hình nêu trên, các triệu chứng khác đi kèm có thể gặp: Ho khan, ho tăng về đêm; Đau tai; Đau vùng xương hàm và răng hàm trên; Đau họng; Hơi thở hôi; Mệt mỏi; Buồn nôn; Sốt cao….

Khắc phục viêm xoang cách nào?

Đề khắc phục tình trạng viêm xoang, người bệnh cần giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết.

Bạn sẽ phải uống kháng sinh từ 10 - 14 ngày nếu do vi trùng gây nên viêm xoang. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn khi thuốc chống sổ mũi làm mũi khô quá mức và các chất không thể thoát ra ngoài.

Nếu bệnh viêm xoang không thuyên giảm khi dùng thuốc, bạn có thể sẽ được gây tê hoặc chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn.

Với phương pháp điều trị nội khoa, người bệnh có thể dùng lá cây cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi. Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C cùng vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi, tác dụng đặc biệt, rất dễ chịu.

Nếu sau khi điều trị nội khoa mà không thuyên giảm tình trạng viêm xoang, bệnh nhân cần điều trị ngoại khoa bằng cách mổ để nạo vét hết lớp niêm mạc bị tổn thương, bị viêm phù nề tại xoang. Tuy nhiên phương pháp này cần tùy theo giai đoạn, tổn thương của niêm mạc mũi cũng như nguyên nhân gây bệnh.

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Nhàu và các thảo dược quý khác để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, vừa đảm bảo an toàn, không có tác dụng phụ, lại hiệu quả cao.
Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp