Đối tượng nào cần thận trọng với cúm B?

Sốt cao là triệu chứng thường gặp ở người mắc cúm B

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 27/10/2022

Mỹ cảnh báo mùa cúm năm nay có thể nghiêm trọng hơn nhiều năm qua

Chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người

Dòng chảy Sức khỏe+: Sau 8 năm, Việt Nam lại phát hiện người mắc cúm A/H5

Theo nguồn tin VnExpress, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) thông tin có khoảng 700 học sinh phải nghỉ học do sốt. Trong đó, phát hiện nhiều bệnh phẩm xét nghiệm dương tính với cúm B, tuy nhiên cơ quan chức năng chưa kết luận nguyên nhân bệnh hàng loạt.

Virus cúm B chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người, không lây truyền qua động vật như cúm A. Triệu chứng cúm B thường nhẹ và ít rầm rộ hơn khi so sánh với các biểu hiện của cúm A và không gây ra đại dịch.

Tuy nhiên, người mắc cúm B vẫn có nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở các nhóm đối tượng sức đề kháng yếu (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai), có bệnh lý nền mạn tính.

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm virus cúm B khá ngắn, chỉ khoảng 1 - 3 ngày và các dấu hiệu bệnh không rầm rộ. Biểu hiện ban đầu khi mắc cúm B thường nhầm lẫn với bệnh lý cảm cúm thông thường: Sốt; Ớn lạnh; Viêm họng; Ho; Sổ mũi hắt hơi; Mệt mỏi; Đau nhức cơ.

Khi mắc cúm B người bệnh có thể sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao với nhiệt độ khoảng 39-41 độ C ở những ngày đầu phát bệnh. Tùy từng bệnh nhân sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ngoài ra bệnh nhân sẽ bị ho, đau mỏi cơ, đổ mồ hôi có thể kéo dài vài ngày hoặc tới 2 tuần.

Người mắc cúm B cần hạ sốt kịp thời

Người mắc cúm B cần hạ sốt kịp thời

Các triệu chứng đường hô hấp do cúm có thể tăng nặng hoặc dẫn đến các biến chứng nếu người bệnh cúm có bội nhiễm vi khuẩn hoặc trên nền bệnh lý mạn tính, suy giảm miễn dịch... Suy hô hấp là biến chứng nặng nhất của cúm B với biểu hiện khó thở, tím tái, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu. Phụ nữ mang thai bị nhiễm cúm B có khả năng sinh non hoặc xảy thai. 

Nguyên tắc điều trị cúm B dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân. Trong đó, người bệnh cần hạ sốt đúng cách, nghỉ ngơi ở nơi có không gian thoáng và sạch sẽ. Có thể sử dụng các khoáng chất, vitamin giúp tăng sức đề kháng; Bổ sung chất dinh dưỡng trong thực đơn mỗi ngày.

Chia sẻ với VOV.vn, ThS.BS Nguyễn Xuân Đạt (Phòng Khám Tai Mũi Họng ENTIC) khuyến cáo, với các bệnh lý hô hấp, 80-85% là do virus gây bệnh. Việc dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ không mang lại ích lợi gì trong điều trị, vừa gây hại cho con, đồng thời gây thiệt hại kinh tế cho chính cha mẹ. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm