Tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao
Dòng chảy Sức khỏe+: Sau 8 năm, Việt Nam lại phát hiện người mắc cúm A/H5
Y tế tuần: Việt Nam ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ 2, phát hiện người mắc cúm A/H5
Nên ăn gì trước và sau khi tiêm vaccine phòng cúm?
Cần chuẩn bị gì trước cao điểm mùa cúm?
Ca nhiễm cúm A/H5 trên người mới nhất sau 8 năm
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, ngày 17/10, Phú Thọ ghi nhận bệnh nhi nữ 5 tuổi dương tính với cúm A/H5. Đây là ca mắc cúm A/H5 trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.
Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác ở đàn gia cầm tại nhiều địa phương. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, khiến số lượng vật nuôi, hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy, luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan khẩn trương, tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do virus; Điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; Xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Các đơn vị cần sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế.
Cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch.
Các địa phương cần tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, cần sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Cúm gia cầm nguy hiểm thế nào?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ năm 2014 đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận thêm nhiều trường hợp nhiễm cúm gia cầm (cúm A/H7N9 và H5N1) trên người. Tích lũy từ năm 2003 đến 2015, thế giới ghi nhận 694 ca mắc cúm A/H5N1, tỷ lệ chết/mắc là 58%. Các trường hợp mắc đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, có các ổ dịch cúm gia cầm khu vực có ca bệnh. Tại Việt Nam, năm 2014 có 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 tại Bình Phước và Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều tử vong.
Cúm gia cầm, đặc biệt là chủng cúm A, có trong ruột của các loài thủy cầm (ngan, ngỗng, vịt) và chim hoang dã. Virus theo dịch tiết, phân và lông của gia cầm phát tán ra môi trường. Trong đó, H5N1 gây tỷ lệ tử vong cao ở cả gia cầm lẫn con người. Nhiễm virus cúm gia cầm, cúm động vật ở người chủ yếu qua tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm.
Một trong những con đường lây nhiễm là tiếp xúc trực tiếp (Giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh). Cúm gia cầm cũng lây qua sử dụng thịt và các sản phẩm gia cầm bị nhiễm bệnh, đặc biệt là không được nấu chín kỹ như trứng, tiết canh...
Cúm gia cầm không chỉ là bệnh ở các nước châu Á. Mới đây, theo Euronews, Bulgaria đã phải tiêu hủy gần 19.000 con gà nuôi lấy trứng ở miền Nam quốc gia này, do lo ngại chủng cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm cao.
Ở Bắc Ireland, những tuần gần đây, nhà chức trách đã phát hiện chủng cúm H5N1 lưu hành trên các đàn chim sống gần biển. Bài viết trên tạp chí Nature cho hay, tại Nam Phi, cúm gia cầm còn lây lan tới cả chim cánh cụt và gây chết hàng tá cá thể. Tại Mỹ, dịch cúm gia cầm làm giá thịt gà tây tăng vọt, dù còn 1 tháng nữa mới tới dịp Lễ Tạ ơn.
Dịch cúm gia cầm thường bùng phát ở châu Âu vào cuối mùa Thu và đạt đỉnh vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Đây cũng là thời điểm các đàn chim ở phương Bắc tụ họp để bắt đầu di cư.
Bình luận của bạn