Cần chuẩn bị gì trước cao điểm mùa cúm?

Cúm sẽ xuất hiện vào mùa lạnh ở các tỉnh miền Bắc, và quanh năm tại các tỉnh miền Nam

Cải thiện sức khỏe trong mùa cúm bằng cách đi bộ

Chủ quan với cúm mùa, coi chừng mất mạng!

Có nên tự điều trị cúm A tại nhà?

Những lưu ý quan trọng khi chăm trẻ mắc cúm A

Tiêm vaccine phòng bệnh sớm

Thời tiết lạnh đầu mùa Đông tạo điều kiện cho virus lây qua đường hô hấp như virus cúm mùa, RSV hay SARS-CoV-2 sinh sôi. Tại các tỉnh miền Bắc, dịch cúm A đã bùng phát bất thường từ tháng 7. Từ cuối tháng 9, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ghi nhận số lượng ca cúm mùa trung bình từ 3 - 5 ca nhập viện mỗi ngày và hơn 500 ca khám bệnh, điều trị ngoại trú các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Thời gian ảnh hưởng do dịch COVID-19 đã cản trở người dân tiêm vaccine phòng cúm kịp thời. Do đó, khi cuộc sống trở lại bình thường, cơ thể chưa được củng cố kháng thể cúm. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vaccine theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

Vaccine cúm mùa được khuyến cáo tiêm nhắc lại hằng năm, đặc biệt là trước mùa Thu Đông để cơ thể kịp sinh ra kháng thể. Vaccine không chỉ giúp giảm nguy cơ lây bệnh, mà còn giúp hạn chế nguy cơ lây lan và mắc biến chứng nặng do virus. Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… là đối tượng rất dễ gặp biến chứng viêm phổi, suy đa tạng khi mắc cúm mùa.

Kiểm tra tủ thuốc gia đình

Chuẩn bị các nhóm thuốc không kê đơn (OTC) giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh cúm

Chuẩn bị các nhóm thuốc không kê đơn (OTC) giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh cúm

Các bệnh thường gặp trong mùa Đông như cảm cúm, cảm lạnh thông thường… có thể cải thiện tại nhà bằng một số nhóm thuốc thông dụng. Bạn cần kiểm tra lại tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc đã hết hạn và chuẩn bị các vật dụng cần thiết khác.

Một số nhóm thuốc giúp cải thiện triệu chứng cúm mùa gồm: Acetaminophen hạ sốt; Thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi; Thuốc giảm ho… Người có bệnh lý nền hay bị hen phế quản cũng cần chuẩn bị đơn thuốc kỹ càng.

Thuốc Tamiflu chủ yếu được sử dụng với bệnh nhân mắc cúm A nặng, hoặc bệnh nhân có nguy cơ tiến triển nặng. Việc dùng Tamiflu cũng chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm A sớm trong 48 giờ đầu.

Chuẩn bị một số nhu yếu phẩm khác

Nếu chẳng may mắc cúm mùa (cúm A), bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với người khác. Ngay từ sớm, bạn có thể chuẩn bị một số nhu yếu phẩm như dung dịch sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang… như khi phòng dịch COVID-19. Nhiệt kế cũng là vật dụng cần thiết trong mùa cúm, giúp bạn theo dõi thân nhiệt khi bị sốt và có biện pháp xử trí kịp thời.

Người bị cúm nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa

Người bị cúm nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa

Ngoài ra, để đề phòng bệnh cúm mùa khiến bạn mệt mỏi, hãy tích trữ một số thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ ăn như cháo, soup gà, rau củ đóng hộp hoặc đông lạnh, nước ép hoa quả... Một số món bánh ăn nhẹ chứa nhiều protein cũng có thể giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

Virus cúm xâm nhập vào cơ thể qua các màng nhầy ở mũi, mắt, hoặc miệng và có thể lây nhiễm nếu chạm tay vào các mặt phẳng bị nhiễm bẩn. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa đầu tiên và rất quan trọng là phải giữ rửa sạch bàn tay để ngăn ngừa cả cúm và cảm lạnh. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh mũi, họng đều đặn; Ăn uống đủ chất và luyện tập thể thao để tăng cường đề kháng, nâng cao thể trạng.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp