Tiến sỹ Phan Quốc Kinh - Viện trưởng đầu tiên của Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)
Vai trò của VAFF trong sự phát triển của ngành thực phẩm chức năng Việt Nam
Viện Thực phẩm chức năng đã làm được những gì trong năm 2016?
Còn nhớ, năm 1987, GS. Từ Giấy - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia gọi điện mời DS. Phan Quốc Kinh tới Viện để trao đổi với Hội đồng khoa học Viện với nội dung phát biểu các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt đặc hữu độc đáo của Việt Nam. GS. Từ Giấy chia sẻ: Thế giới đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành dinh dưỡng Việt Nam thì Viện cũng cần có các sản phẩm phục vụ cho cộng đồng. GS. Từ Giấy đề nghị DS. Kinh tìm các sản phẩm độc đáo để nghiên cứu và phát triển. Viện Dinh dưỡng có ý kiến là nên phát triển các sản phẩm từ nhau thai nhi. DS. Kinh đề xuất nên nghiên cứu 2 sản phẩm độc đáo là quả gấc và thịt xương cóc. GS.Từ Giấy đã đồng ý cho triển khai nghiên cứu 2 sản phẩm trên. DS. Kinh và cộng sự được tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học có trong 2 nguyên liệu đó.
Từ những loại thảo dược thiên nhiên, Tiến sĩ Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại Thực phẩm chức năng
Năm 1941, Guichard và Bùi Đình Sang (Đại học Y Dược Hà Nội) đã xác định quả gấc có chứa nhiều Beta Carotene. Năm 1959, GS.TS Nguyễn Văn Đàn đã xác định quả gấc còn chứa Lycopen. Năm 1987, DS. Phan Quốc Kinh đã xác định quả gấc có chứa Vitamin E, và xác định hàm lượng Lycopen cao nhất có ở quả gấc đã chín nhẵn. Như vậy, quả gấc là nguyên liệu giàu Carotenoid và Vitamin E đã được một số công ty sản xuất dưới dạng dầu hay viên nang mềm.
Sản phẩm thứ hai là thịt xương cóc. DS. Kinh đã tiến hành điều chế Nọc cóc khô (Thiềm tô) từ nhựa cóc, và sau đó xác định Thiềm tô Việt Nam có chứa nhiều chất độc nguy hiểm như 19-hydroxybufalin. Tuy nhiên, y học cổ truyền dùng Thiềm tô làm nguyên liệu bào chế thuốc Lục Thần hoàn trị bệnh sốt cao cho trẻ em. Bộ Y tế đã cho phép Công ty Dược phẩm Trung ương 3 sản xuất Lục Thần hoàn, không phải mua Thiềm Tô của Trung Quốc.
Sau khi đã tách nọc cóc, DS. Kinh và cộng sự đã xác định trong bột khô thịt xương cóc không có các chất độc mà có nhiều acid amin, các sterol và Vitamin A, Vitamin D3. Viện Dinh dưỡng đã phối hợp bột thịt xương cóc với men bia để bào chế thuốc trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ em.
Năm 1997, khi sang Mỹ dự Hội nghị Quốc tế về chống lão hóa do Viện Hàn lâm Y học chống lão hóa Hoa Kỳ tổ chức. TS. Kinh đã ngạc nhiên trước sự phát triển và sử dụng rộng rãi các chất bổ sung dinh dưỡng ở nước này. Các sản phẩm này có chứa các loại cao chiết từ cây cỏ, động vật và các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học như Vitamin, các flavonoid, carotenoid, các acid amin… được dùng để bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho cộng đồng.
Dựa vào nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng của Việt Nam và kinh nghiệm quý giá của Dược học cổ truyền Việt Nam, kết hợp với cơ sở Dược học, Y học, Hóa học hiện đại, TS. Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ một số cây cỏ ở Việt Nam như từ cây tật lê, rau đắng biển, hoa cúc vạn thọ, cây mầm đậu tương, cây mầm Broccoli... Các sản phẩm Uphaton (chống lão hóa cho nam giới) và Tiên Dung (chống lão hóa cho nữ giới) được Công ty Dược phẩm Trung ương 25, thành phố Hồ Chí Minh sản xuất với sự cộng tác của TS. Kinh đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Đó là các sản phẩm Thực phẩm chức năng được sản xuất và sử dụng thuộc thế hệ đầu tiên ở nước ta.
TS.Phan Quốc Kinh - Viện trưởng đầu tiên của Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)
Năm 2009, PGS.TS Trần Đáng, DS. Nguyễn Xuân Hoàng, LG.BS Phạm Hưng Củng và TS. Phan Quốc Kinh đã sáng lập Viện Thực phẩm chức năng (VIDS). Qua 7 năm
hoạt động, Viện đã trở thành một cơ sở khoa học hiện đại, với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao và trang thiết bị đầy đủ. Viện có Trung tâm Công nghệ Sinh học chuyên nghiên cứu các nguyên liệu bằng công nghệ sinh học như các Probiotic, DeltaImmune. Enzym… Trung tâm Bào chế và đặc biệt là Trung tâm Kiểm nghiệm. Trung tâm Kiểm nghiệm đã được chính thức công nhận là cơ sở xác định chất lượng của các nguyên liệu và thành phần thực phẩm chức năng cũng như độ an toàn của chúng.
Nhiều thực phẩm chức năng được Viện Thực phẩm chức năng nghiên cứu như Genecel plus (tăng cường miễn dịch), Kidsmune Plus (tăng cường miễn dịch), Kim miễn khang (tăng cường miễn dịch), Minh nhãn khang (sáng mắt), Manlink (tăng sinh lực cho nam giới), Ỷ Lan (tăng cường sinh lực, chống lão hóa cho nữ giới)… đã được sản xuất tại các Công ty IMC, Hồng Bàng, Âu Cơ… và đã được lưu hành rộng rãi.
Nay, TS. Phan Quốc Kinh đã 80 tuổi, sức khỏe đã yếu nhưng vẫn đam mê nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học từ cây cỏ và động vật Việt Nam để sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng phục vụ cho việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Tham khảo thêm thông tin về TS. Phan Quốc Kinh TẠI ĐÂY
Bình luận của bạn