Sau tiêm vaccine phòng COVID-19, trẻ cần theo dõi sức khỏe ra sao?

Dự kiến trẻ lớp 6 sẽ được tiêm vaccine COVID-19 từ tuần tới

Hà Nội: Trẻ mầm non trở lại trường, sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi

MEDTALKS số 2: “Vaccine” cho trẻ về thể chất và tinh thần

Biến thể XE lan tới nhiều quốc gia và hy vọng về vaccine COVID-19 dạng xịt

Người từng mắc COVID-19 tiêm vaccine vào thời điểm nào?

Quảng Ninh - địa phương đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, tại buổi gặp mặt báo chí do Bộ Y tế tổ chức sáng 13/4, PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, trong hôm nay sẽ có giấy phép xuất xưởng đối với lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã về Việt Nam.

Lô vaccine đã kiểm định xong sẽ được chuyển đến Quảng Ninh để tiến hành tiêm cho trẻ đang học lớp 6 trên địa bàn tỉnh từ ngày mai (14/4). Đồng thời, vaccine sẽ được vận chuyển đến các địa phương khác và tiến hành tiêm cho trẻ lớp 6 trên toàn quốc trong tuần tới.

Cuộc gặp mặt báo chí về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sáng ngày 13/4 - Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Cuộc gặp mặt báo chí về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sáng ngày 13/4 - Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống

Theo GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nước ta có 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19. Ước tính 3,6 triệu trẻ đã mắc COVID-19 sẽ tiến hành tiêm khoảng 3 tháng sau khi mắc COVID-19, tức khoảng tháng 7 - 8/2022. Việc tiêm 2 mũi cho trẻ đủ điều kiện sẽ cố gắng tiến hành đến cuối quý II/2022. 

Theo dõi trẻ sát sao trong 3 ngày đầu sau tiêm

Hai loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ là Pfizer (trẻ 5-11 tuổi) và Moderna (6-11 tuổi). Các loại vaccine này có phản ứng tương tự như tiêm cho trẻ 12-17 tuổi như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, tiêu chảy... Ngoài ra, trẻ có thể gặp các phản ứng ít gặp như buồn nôn, sưng đau tại chỗ tiêm và phản ứng rất hiếm gặp như sốc phản vệ, viêm cơ tim...

PGS.TS Dương Thị Hồng cho rằng, không nên căn cứ vào tỷ lệ phản ứng thấp là bao nhiêu, mà luôn phải có tinh thần cảnh giác, trách nhiệm xử lý kịp thời tất cả các tình huống xảy ra trong quá trình tiêm cho trẻ.

Cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt và Sức khỏe của trẻ, nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm

Cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt và sức khỏe của trẻ, nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm

Bộ Y tế khuyến cáo các phụ huynh, sau tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có. Đồng thời, các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu. Trong đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:

- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Không nên cho trẻ uống các chất kích thích, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

- Nếu thấy trẻ sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ cho trẻ sau 30 phút.

Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ, cha mẹ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin