Không phải ngẫu nhiên các nhà khoa học đến từ Trung tâm Ung thư The MD Anderson lại đề xuất ý tưởng này. Theo họ, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có sự thay đổi về công việc, chế độ sinh hoạt. Cùng với tuổi tác, tình trạng sức khỏe sẽ không bao giờ giống nhau.
Ở độ tuổi 20. Tầm tuổi 20 - 30, thanh niên dễ mắc ung thư miệng, cổ họng, lưỡi hoặc ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc giới trẻ dễ lây nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục không lành mạnh. Để giảm thiểu, bạn nên tiến hành tiêm chủng ngừa HPV. Tốt nhất, cần tiêm trước khi có quan hệ tình dục.
Độ tuổi trên cũng rất dễ mắc ung thư da do không chú trọng bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng. Lời khuyên dành cho đối tượng này là cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời từ 10h đến 16h; sử dụng mũ rộng vành, áo và các loại kem chống nắng làm “vũ khí” bảo vệ mình.
Dù còn trẻ nhưng việc tầm soát ung thư cũng vô cùng cần thiết. Bạn nên thực hiện khám vú và xét nghiệm Pap để phát hiện những dấu hiệu ung thư sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.
Độ tuổi 30 trở lên. Từ 30 tuổi trở lên, sức khỏe bắt đầu có dấu hiệu “xuống dốc”. Chính sự suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ đối mặt với các loại ung thư.
Cách tốt nhất để mọi người ngăn ngừa ung thư là thực hiện luyện tập rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Đây cũng là thời điểm bạn cần khắt khe với chính bản thân mình trong thói quen ăn uống.
Cụ thể, cần tăng cường thực phẩm có lợi như đồ ăn giàu chất xơ, chất chống oxy hóa… Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào ung thư như đồ nướng, đồ chiên giòn…
Một yếu tố vô cùng quan trọng khác mà mọi người ít nghĩ tới là sự căng thẳng có thể khiến cơ thể phản ứng tiêu cực. Chính vì vậy, hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tìm đến người thân, bạn bè hoặc các phương tiện giải trí để giải tỏa phiền não.
Cũng giống như độ tuổi dưới 30, mọi người vẫn cần duy trì lịch khám ngực, xét nghiệm Pap khoảng ba năm một lần.
Bình luận của bạn