SUCKHOE+ | Bệnh mạch vành là tình trạng xảy ra khi mảng bám (bao gồm chất béo, cholesterol) tích tụ trong các động mạch cung cấp máu tới tim. Một trong những thắc mắc của nhiều người là liệu căn bệnh này có di truyền trong gia đình?
Khi mảng bám tích tụ trong lòng động mạch cung cấp máu tới tim, tình trạng này có thể khiến các động mạch bị hẹp lại theo thời gian. Điều này có thể chặn dòng máu chảy đến tim, về lâu dài sẽ gây ra các bệnh tim mạch khác, trong đó có bệnh mạch vành, suy tim...
Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh, ví dụ như chế độ ăn uống kém lành mạnh, lối sống lười vận động…
Bệnh mạch vành có di truyền không?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành của một người. Theo đó, việc có một số gene nhất định có thể là lý do khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Cụ thể, một nghiên cứu năm 2022 trên các cặp song sinh cho thấy một số yếu tố gây bệnh mạch vành có tính di truyền mạnh. Điều này có nghĩa là các yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh. Các yếu tố này bao gồm tình trạng vôi hóa động mạch vành và thể tích mảng vôi hóa. Các thuật ngữ này đề cập đến lượng calci có trong mạch máu, chỉ số có thể cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, với thể tích mảng bám không vôi hóa, các yếu tố môi trường lại có tác động lớn hơn tới chỉ số này.
Những yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành?
- Tuổi tác: Bệnh mạch vành phổ biến hơn với người trưởng thành trên 35 tuổi. Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh mạch vành có xu hướng tăng lên khi bạn già đi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn nữ giới.
- Chủng tộc: Một số nghiên cứu cho thấy người Đông Nam Á, người gốc Tây Ban Nha, người Latinh… có xu hướng mắc bệnh cao hơn.
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh là một trong những yếu tố rủi ro đáng kể đối với bệnh mạch vành.
Các yếu tố có thể thay đổi được
- Việc mắc một số bệnh lý nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Do đó, bạn có thể chủ động làm giảm nguy cơ này bằng cách kiểm soát các bệnh nền như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường…
- Có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
- Thường xuyên căng thẳng, stress.
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hay chất bức xạ.
- Lối sống lười vận động.
- Làm việc quá sức, quá 55 giờ/tuần.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Chế độ ăn kém lành mạnh, ăn nhiều chất béo bão hòa; Carbohydrate tinh chế (như bánh mì trắng, mì ống).
- Thừa cân, béo phì.
Để phòng ngừa bệnh mạch vành, bạn có thể chủ động có chế độ ăn uống lành mạnh hơn (ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo); Giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống; Hoạt động thể chất thường xuyên; Bỏ thuốc lá…
Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh mạch vành, bạn có thể tham khảo dùng sớm các sản phẩm hỗ trợ có chứa chiết xuất thông Dahurian để hỗ trợ giảm cholesterol "xấu", giúp tăng lưu thông máu qua tim, chống xơ vữa, làm bền thành mạch, ổn định huyết áp, nhờ đó phòng ngừa bệnh mạch vành và tránh biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ngay từ sớm.
Vi Bùi (Theo Medicalnewstoday)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang Platinum - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực, tăng lưu thông máu đến tim từ chiết xuất Thông Dahurian
Bình luận của bạn