WHO cảnh báo, các bệnh mạn tính không lây đang gia tăng đáng kể ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Lương y Đào Quốc Huy: Đông y luôn có lợi thế trong điều trị bệnh mạn tính
Bệnh lý Tim mạch - Thận - Chuyển hóa là thách thức lớn của y tế hiện đại
Nâng cao nhận thức phòng ngừa bệnh không lây nhiễm ở thanh thiếu niên
Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm
WHO định nghĩa NCD còn được gọi là bệnh mạn tính, là những căn bệnh "có xu hướng kéo dài và là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, sinh lý, môi trường và hành vi". NCD không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác.
"Mặc dù các bệnh truyền nhiễm và thương tích trước đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở Tây Thái Bình Dương, nhưng khu vực này đang trải qua một sự thay đổi dịch tễ học đáng kể" - Tiến sĩ Kidong Park, Giám đốc Dữ liệu, Chiến lược và Đổi mới của WHO Tây Thái Bình Dương cho biết, theo Xinhua.
Theo TS. Park, nguyên nhân của sự thay đổi này, trước tiên là do thành công trong các chương trình kiểm soát bệnh truyền nhiễm, chương trình tiêm chủng và chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Bên cạnh đó, sự gia tăng chuyển sang NCD là do quá trình lão hóa, sử dụng thuốc lá, rượu bia ngày càng tăng và sau đó là các yếu tố môi trường.
Báo cáo của WHO cũng cho biết, khu vực Tây Thái Bình Dương đang trải qua quá trình già hóa dân số nhanh chóng, bởi đây là nơi sinh sống của hơn 245 triệu người từ 65 tuổi trở lên, nhiều người trong số họ đang sống chung với các bệnh không lây nhiễm.
Việc sử dụng rượu và thuốc lá nhìn chung vẫn là nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm. Điều này thể hiện rõ nhất qua mức tiêu thụ rượu trong khu vực đã tăng 40% kể từ năm 2000. Trong khi tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá đã giảm từ 28% vào năm 2000 xuống còn 22,5% vào năm 2022, con số này vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu là 20,9%.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, cùng với những vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường và khí hậu cũng ảnh hưởng đến người dân khu vực, có thể kể đến như bị kỳ thị, hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần và thách thức về kinh tế - xã hội.
Dù tình trạng ô nhiễm không khí ở các khu vực đô thị đã giảm đi trông thấy, song chất lượng không khí vẫn tệ hơn nhiều so với khuyến nghị của WHO. Do đó, người dân sống trong các khu vực này ở Tây Thái Bình Dương vẫn tiếp tục hít thở nguồn không khí không lành mạnh, về lâu dài chính là nguyên nhân gây nên các bệnh không lây.
“Vấn đề về NCD không dễ giải quyết triệt để, nhưng chúng ta có thể cùng nhau hợp tác để giảm gia tăng các bệnh NCD này” - Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương Saia Ma’u Piukala nhận định.
Theo Giám đốc Saia Ma’u Piukala, số người mắc các bệnh không lây nhiễm ở khu vực Tây Thái Bình Dương ngày càng tăng một phần có thể còn do những vấn đề liên quan đến thực phẩm chế biến nhập khẩu.
"Khu vực này đang chứng kiến sự chuyển dịch rõ ràng từ việc sử dụng thực phẩm, thủy, hải sản được trồng và đánh bắt lành mạnh tại địa phương sang thực phẩm chế biến. Đối với nhiều người, thực phẩm chế biến đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đây không phải là một lối sống tốt, song giải quyết điều này lại không dễ dàng" - Giám đốc Saia Ma’u Piukala chia sẻ và cho rằng điều kiện tiên quyết là giải quyết các yếu tố xã hội và thương mại quyết định đến xu hướng của người tiêu dùng.
Theo ABS-CBN News, trong một thông tin có liên quan, hiện các Bộ trưởng Y tế và các quan chức cấp cao đang chuẩn bị cho cuộc thảo luận tại phiên họp thứ 75 của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, tổ chức tại Manila (Philippines) từ ngày 21 - 25/10/2024. Cuộc họp sẽ tập trung vào các nhu cầu y tế cấp bách nhất trong khu vực như: đẩy nhanh quá trình chuyển đổi y tế kỹ thuật số, tăng cường tài chính y tế và xây dựng các hệ thống y tế ít thải carbon, có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.
Bình luận của bạn