Ảnh minh họa
Tùy theo vùng miền, tỉ lệ người bị viêm mũi dị ứng có thể khác biệt chút ít, nhưng nhìn chung dao động quanh con số 20%.
Đây là một trong những bệnh gây tốn kém nếu xét về mức độ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, về thời gian lẫn tiền bạc tiêu tốn cho điều trị, do vậy viêm mũi dị ứng đang được thế giới quan tâm.
Nhận biết viêm mũi dị ứng
"30% viêm mũi dị ứng sẽ chuyển sang hen phế quản và 70 – 80% người bị hen phế quản có triệu chứng bị viêm mũi dị ứng". PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn |
Cha mẹ có thể nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng của trẻ thông qua các dấu hiệu như: Chảy nước mũi, nước mắt; Ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi từng tràng: Ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, bứt rứt, căng thẳng,… Mỗi khi thay đổi thời tiết hay gặp các yếu tố kích thích liên quan đến thì bệnh lại xuất hiện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, trong đó phải kể đến yếu tố gia đình. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn (Giám đốc Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – BV Bạch Mai): “Khi khai thác tiền sử gia đình, trong gia đình mà có người bị viêm mũi dị ứng thì 70% sẽ di truyền lại thế hệ sau, 30% là mắc phải”. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố bên ngoài như ký sinh trùng, virus, các chất ô nhiễm, phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông vật nuôi, sự thay đổi khí hậu, thời tiết, thay đổi mùa…
Về cơ bản, viêm mũi dị ứng được phân làm hai loại:- Viêm mũi dị ứng theo mùa: bệnh xuất hiện đột ngột vào đầu mùa lạnh, mùa mưa hoặc đầu mùa nóng. Ở các nước Âu - Mỹ vào mùa hoa nở, phấn hoa và các bào tử nấm bay nhiều trong không khí và số lượng bệnh nhân viêm mũi dị ứng tăng đột biến.
- Viêm mũi dị ứng không theo mùa: bệnh có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, không phụ thuộc thời tiết.
Phòng bệnh hiệu quả
Rất khó xác định chính xác người ta bị dị ứng với bao nhiêu loại dị nguyên trong tự nhiên và trong đời sống hằng ngày, do vậy có thể nói hầu như không có khả năng điều trị cho ai đó miễn nhiễm với bệnh viêm mũi dị ứng.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể "sống chung" một cách hòa bình với nó nếu có ý thức phòng bệnh và can thiệp y khoa sớm ngay giai đoạn viêm mũi dị ứng mới xuất hiện.
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn cho biết thêm: “Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay là sử dụng kháng sinh, thuốc dạng xịt có thể dùng được cho trẻ 2 tuổi. Thuốc có thành phần muối Furoate sẽ điều trị được sớm hơn cho trẻ em. Để điều trị viêm mũi dị ứng thì việc sử dụng thuốc thôi vẫn chưa đủ mà cần phải tránh các yếu tố kích thích cho trẻ như chó, mèo, chim, khói thuốc lá, phấn hoa, nước xịt phòng, các hóa chất, đun bếp than trong nhà, nấm mốc…”.
Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng
hiệu quả cho trẻ cần phải phòng, loại trừ và cách ly trẻ với các yếu tố phát
sinh bệnh như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, lông vật nuôi… Cha mẹ cần giữ vệ sinh
sạch sẽ cho trẻ để các loại virus, vi khuẩn không có điều kiện gây bệnh. Nếu điều
kiện cho phép nên thay đổi môi trường sống cho trẻ, chuyển đến nhưng nơi có môi
trường khí hậu tốt, thời tiết ít biến đổi…
Điểm khác với viêm mũi cấp và viêm mũi vận mạch Người bệnh viêm mũi cấp (do nhiễm siêu vi hoặc vi khuẩn) sẽ bị ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi như viêm mũi dị ứng nhưng cường độ thường ít hơn. Bên cạnh đó sẽ có các triệu chứng ít gặp trong viêm mũi dị ứng là sốt, nhức đầu, cơ thể rất mệt mỏi, có thể kèm theo ho và đau họng. Khi xì mũi vào khăn tay nước mũi để lại vết hoen ố, còn dịch mũi trong viêm mũi dị ứng hoàn toàn không để lại dấu vết nào. Viêm mũi vận mạch: các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi từng
tràng, cay mắt, sổ mũi và nghẹt mũi gần như giống hoàn toàn với viêm mũi dị ứng, và nước mũi cũng
trong vắt, không để lại dấu vết khi xì vào khăn tay. Thực tế rất khó phân biệt với viêm mũi dị ứng,
ngoại trừ một số khác biệt nhỏ như người bệnh thường bị kích thích nếu gặp xúc động mạnh, ra ngoài
nắng hoặc gió chứ không phải vì những kháng nguyên kinh điển của viêm mũi dị ứng như bụi, nấm, phấn
hoa, lông súc vật... Và khi xét nghiệm, tế bào ái toan không tăng trong máu, cũng rất ít trong nước
mũi, còn ở người viêm mũi dị ứng thì tế bào này hiện diện rất nhiều. |
Bình luận của bạn