Ung thư đại tràng: Tầm soát ngay không lỡ cả đời

Ung thư đại tràng được coi là loại ung thư phổ biến đứng thứ 3 và là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 2 về các bệnh ung thư

Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú

Ăn gì để giảm ngủ ngáy?

Nhiễm trùng miệng và nguy cơ ung thư đại tràng

20% những người mắc bệnh viêm đại tràng có nguy cơ ung thư đại tràng

Dưới đây là giải đáp của TS. Michelle Kang Kim hiện đang là Phó Khoa Nội soi tại Bệnh viện Mount Sinai, giảng viên trường Đại học Y Mount Sinai (New York, Mỹ) cho một số câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư đại tràng.

1. Nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng là gì?

TS. Michelle Kang Kim - Đại học Y Mount Sinai (New York, Mỹ)

Theo thống kê, di truyền là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư đại tràng. Phổ biến nhất là người có các thành viên trong gia đình mắc ung thư đại tràng hoặc hội chứng ung thư, chẳng hạn như polyp tuyến có tính gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch – một bệnh di truyền làm tăng nguy cơ ung thư. Các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại tràng là hút thuốc lá, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo.

2. Làm sao để nhận biết ung thư đại tràng?

ung thư đại tràng diễn tiến trong cơ thể âm thầm và lặng lẽ. Nói cách khác, bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng nào cụ thể trừ phi đã ở giai đoạn nặng. Khi có dấu hiệu sau, bạn cần đi khám sức khỏe ngay: Xanh xao, thiếu máu, đau bụng, thay đổi thói quen đi cầu, đi ngoài có máu, sút cân không rõ lý do…

3. Ung thư đại tràng có thể phát hiện được sớm không?

Mặc dù khó phát hiện qua các triệu chứng thông thường nhưng y học hiện nay có các thiết bị sàng lọc có thể giúp phát hiện ung thư từ sớm. Nhờ nó, các bác sỹ có thể phát hiện sự tăng trưởng của khối u hoặc tiền ung thư, sau đó ngăn ngừa, loại bỏ, làm chậm tế bào ung thư tiếp tục phát triển. Thậm chí nếu tiền ung thư (polyp) đã trở thành ung thư, vẫn có nhiều khả năng ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm giúp gia tăng hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Điều quan trọng là, một người bình thường khỏe mạnh nên đi khám tổng quát cơ thể ít nhất 6 tháng/lần.

4. Nội soi đại tràng là cách để tầm soát ung thư đại tràng phải không bác sỹ?

Trên thực tế, nội soi đại tràng là phương pháp “vàng” để phát hiện ung thư đại tràng. Đây là xét nghiệm duy nhất với tỷ lệ chính xác cao trong việc phát hiện và điều trị trong giai đoạn tiền ung thư. Dẫu vậy, bệnh nhân vẫn nên kết hợp thực hiện các xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu trong phân để chắc chắn tình trạng bệnh lý.

Phương pháp nội soi đại tràng

5. Khi nào tôi cần kiểm tra đại tràng thường xuyên hơn?

Khi bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh, thông thường các bác sỹ sẽ khuyến cáo bạn nên bắt đầu khám sàng lọc ung thư đại tràng ở tuổi 50.

6. Để ngăn ngừa ung thư đại tràng, tôi cần làm gì?

Có lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng ngừa ung thư đại tràng nói riêng và các bệnh ung thư nói chung.

Không hút thuốc: Thuốc lá chứa hàng nghìn chất hóa học độc hại. Ngoài ung thư đại tràng, nó còn có thể gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm khác, như ung thư phổi.

Duy trì cân nặng ổn định. Luôn duy trì chỉ số cơ thể (BMI) từ 18 - 25. Kích thước vòng eo càng lớn thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư càng cao.

Hoạt động thể chất: Dành ra 150 - 300 phút mỗi tuần để tập thể dục với các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đánh cầu lông… Tại nơi làm việc, nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, mỗi tiếng hãy dành ra vài phút đứng lên đi lại. Khi ở nhà, cũng tránh ngồi tại chỗ quá lâu, ví dụ khi xem TV, lúc đến chương trình quảng cáo, bạn có thể đứng lên ngồi xuống hoặc đi bộ ra bếp lấy một cốc nước lọc.

Tăng cường chất xơ: Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau và ngũ cốc. Nghiên cứu cho thấy, chất xơ giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách tăng tốc độ di chuyển của chất thải ra khỏi cơ thể.

Ăn ít thịt đỏ: Mỗi tuần không ăn quá 540 gram thịt đỏ, sử dụng ít thực phẩm chế biến sẵn và tránh ăn mặn.

Hạn chế uống rượu: Chỉ nên uống 2 chén rượu đối với nam và 1 chén rượu đối với nữ mỗi ngày. Khi uống rượu, có thể uống kèm thêm một cốc nước, nó vừa giúp làm loãng chất cồn trong dạ dày mà cũng giúp bạn tiết chế tiêu thụ rượu vào cơ thể.

Bổ sung calci và vitamin D: Bộ đôi calci, vitamin D giúp phòng ngừa ung thư đại tràng. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.000mg (tuổi 19 - 50), 1.200mg (trên 50 tuổi) calci và lượng vitamin D là 600 IU. Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, vitamin D được tổng hợp qua tiếp xúc trực tiếp của da với ánh nắng mặt trời.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư