Ăn gì để giảm ngủ ngáy?

Người ngủ ngáy nên uống sữa đậu nành

Trẻ ngủ ngáy có phải đang mắc bệnh?

6 bài tập miệng giúp giảm chứng ngủ ngáy

Nói lời tạm biệt với chứng ngủ ngáy

Ngủ ngáy khi mang bầu có đáng lo?

Sữa đậu nành
Sữa đậu nành tốt hơn sữa bò, cho những người không dung nạp lactose và mắc chứng ngáy khi ngủ. Nguyên nhân là do độ nhạy với lactose có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến sưng đường thở và do đó gây ra tiếng ngáy. Sữa bò cũng có thể tạo ra đờm, có thể gây tắc nghẽn đường thở, theo tiến sỹ Nicholas Lorenzo - Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe cá nhân MeMD (Mỹ).
Trà
Trà có thể giúp làm giảm tắc nghẽn và đờm - nguyên nhân gây ngáy. Hơi nóng của trà bay lên mũi khi ta uống làm giảm tắc nghẽn mũi. Ngoài ra, khi uống trà, làn hơi của các loại thảo mộc có thể làm dịu đường mũi vốn bị kích thích bên cạnh việc làm loãng chất nhầy và cải thiện hệ thoát nước của mũi. Bà Lorenzo khuyên nên nhấm nháp trà bạc hà để giảm ngáy, bởi bạc hà là một loại thuốc thông mũi tự nhiên.
Mật ong
Kết hợp trà và mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp làm giảm chứng ngáy bằng cách thư giãn cổ họng. Mật ong có cả hai tính chất kháng khuẩn và chống viêm, có thể làm giảm tắc nghẽn xung quanh thanh quản, theo tiến sỹ Lorenzo.
Nghệ
Tư thế ngủ không đúng hay những bất thường của các mô mềm trong cổ họng có thể giới hạn lưu lượng không khí qua mũi và miệng do viêm hoặc hẹp đường thở. Đặc tính chống viêm của nghệ rất hữu ích trong việc chống viêm, đặc biệt là những người ngáy khi ngủ.
Đổi món thịt sang món cá có thể tạo ra khác biệt trong giấc ngủ. Các chất béo bão hòa trong thịt đỏ có thể gây viêm mũi do hàm lượng acid arochadonic cao. Trong khi đó, cá chứa acid béo thực sự giúp giảm viêm mô.
Hành tây
Hành tây có thể là vị thuốc cứu tinh cho những người ngủ ngáy nhờ có đặc tính chống viêm và thuốc chống xung huyết.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng