Hàng chục nghìn trẻ em gái và phụ nữ nhiễm HIV mới mỗi năm.
Mỹ: Bệnh nhân HIV được hiến tạng cho người đồng nhiễm
Người thứ 7 trên thế giới được chữa khỏi HIV/AIDS
Ca ghép tim đầu tiên trên thế giới giữa 2 người mắc HIV
CDC Mỹ làm việc về công tác phòng, chống HIV/AIDS
Theo AFP, trong một báo cáo trước thềm Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12), UNICEF cho biết, có 96.000 trẻ em gái và 41.000 trẻ em trai trong độ tuổi 15-19 bị nhiễm HIV mới trong năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 10 ca nhiễm mới ở thanh thiếu niên thì có 7 ca là nữ giới.
"Trẻ em và thanh thiếu niên không được hưởng đầy đủ lợi ích từ việc mở rộng quyền tiếp cận các dịch vụ điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, trẻ em nhiễm HIV cần được ưu tiên khi đầu tư nguồn lực và phải nỗ lực mở rộng điều trị cho tất cả mọi người, bao gồm cả việc phát triển các công nghệ xét nghiệm tiên tiến", Anurita Bains, phó giám đốc UNICEF về HIV/AIDS, cho biết.
Hiện nay, khoảng 77% người trưởng thành nhiễm HIV được tiếp cận với liệu pháp kháng virus (ARV), nhưng chỉ có 57% trẻ em dưới 14 tuổi và 65% thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi được tiếp cận với loại thuốc cứu sống này. Mặc dù trẻ em dưới 14 tuổi chỉ chiếm 3% tổng số người nhiễm HIV, nhưng lại chiếm tới 12% (tương đương 76.000 ca) số ca tử vong liên quan đến AIDS trong năm 2023.
Tỷ lệ nhiễm HIV mới ở Đông và Nam Phi đã giảm 72% ở trẻ em từ 0-14 tuổi và 57% ở trẻ em từ 15-19 tuổi kể từ năm 2010, khiến đây trở thành một trong những thành tựu y tế công cộng toàn cầu hàng đầu trong nhiều thập kỷ.
Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh chung đã giảm ở hầu hết các nơi trên thế giới kể từ năm 2010, nhưng theo báo cáo của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), có khoảng 1,3 triệu người đã mắc HIV vào năm 2023. Con số này vẫn cao hơn gấp 3 lần so với mức cần thiết để đạt được mục tiêu của Liên Hợp Quốc là chấm dứt AIDS như một mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng vào năm 2030, theo UNICEF.
Cụ thể, năm 2023, 74.000 ca nhiễm HIV mới ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi đã được ghi nhận ở Đông và Nam Phi, 18.000 ca ở Tây và Trung Phi, 8.900 ca ở Nam Á, 5.800 ca ở Đông Âu và Trung Á, và 16.000 ca ở Đông Á và Thái Bình Dương.
Châu Mỹ Latinh và Caribe không chứng kiến sự giảm đáng kể về tỷ lệ nhiễm HIV ở thanh thiếu niên trong ít nhất một thập kỷ qua, trong khi ở Trung Đông và Bắc Phi, các ca nhiễm mới ở thanh thiếu niên đã tăng 70% kể từ năm 2010.
Báo cáo cũng cho biết, khoảng 630.000 người đã tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS trong năm ngoái, mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm 2,1 triệu ca vào năm 2004. Tiến bộ này phần lớn nhờ vào các liệu pháp ARV giúp giảm lượng virus trong máu bệnh nhân.
Tuy nhiên, theo báo cáo, trong số gần 40 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới, vẫn còn khoảng 9,3 triệu người chưa được điều trị.
Bình luận của bạn