Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS được tổ chức vào 1/12 hàng năm
Ca ghép tim đầu tiên trên thế giới giữa 2 người mắc HIV
Một vài điều bạn nên biết về biến thể HIV mới VB
Trẻ đủ 15 tuổi được quyền tự nguyện xét nghiệm HIV
Tìm ra phương pháp mới giúp ngăn ngừa virus HIV hiệu quả gấp 10 lần
Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS năm 2022 mới đây tại Bắc Ninh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, ước tính Việt Nam có khoảng 242.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng. Số xét nghiệm đang báo cáo hiện mắc là 220.580 người. Tích luỹ từ năm 1990 đến nay, đã có 112.368 người tử vong do HIV/AIDS.
Nhờ những nỗ lực trong thời gian qua, những kết quả mà Việt Nam được quốc tế đánh giá cao với nhiều mô hình, sáng kiến được coi là điểm sáng trên bản đồ phòng, chống HIV/AIDS thế giới. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2001 đến nay, việc triển khai các can thiệp phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã cứu được hơn 960.000 người không bị nhiễm HIV.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan lưu ý, xu hướng dịch HIV đang thay đổi từ hình thái lây nhiễm chủ yếu từ đường máu sang lây qua đường tình dục. Người được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ và nhiễm HIV trong nhóm tuổi trẻ tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2022, có tới 50% số ca nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm dưới 29 tuổi. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới đang được báo cáo là nhóm đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam còn rất nhiều việc cần phải làm, đặc biệt là để ngăn chặn dịch AIDS quay trở lại và để đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Cũng tại lễ mít tinh, ông Taoufik Bakkali - Quyền Giám đốc khu vực Văn phòng UNAIDS, Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, những nhóm dân số chính chịu ảnh hưởng và thách thức lớn bởi HIV tại Việt Nam bao gồm: Người sử dụng và tiêm chích ma túy, người đồng tính nam, phụ nữ chuyển giới, người bán dâm và vợ/chồng, bạn tình của những người này. Đây là những bất bình đẳng đang kìm hãm nỗ lực chung hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS.
Ông Taoufik Bakkali cho biết, Việt Nam đã và đang chuyển đổi thành công điều trị HIV sang nguồn tài chính từ bảo hiểm y tế. Bước chuyển đổi này không chỉ duy trì bền vững các dịch vụ giúp cứu người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người sống với HIV, đóng góp cho sức khỏe cộng đồng của người dân Việt Nam.
Hiện đã có 210 cơ sở PrEP (sử dụng thuốc kháng virus để dự phòng lây nhiễm HIV) cả tư nhân và nhà nước triển khai cung cấp dịch vụ tại 29 tỉnh, thành phố.
Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1/12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV. Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) ra đời năm 1996 và đã bắt đầu hỗ trợ Việt Nam ngay từ khi đó. Dải băng đỏ là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bệnh AIDS.
Bình luận của bạn