CDC Mỹ làm việc về công tác phòng, chống HIV/AIDS

Bà Rochelle P. Walensky - Giám đốc CDC Mỹ gặp vào giao lưu với các thành viên nhóm CAB tại TP.HCM.

CDC cảnh báo về loại bệnh nấm chết người lây lan nhanh ở Mỹ

CDC cảnh báo về vi khuẩn đa kháng thuốc nguy hiểm lây lan ở trẻ em

Việt Nam chủ động phối hợp WHO và CDC Hoa Kỳ ứng phó với chủng Omiron

Thủ tướng đề nghị CDC Mỹ tại Hà Nội cảnh báo sớm tình huống y tế khẩn cấp

Theo đó, trong chuyến công tác làm việc tại TP.HCM, đoàn công tác Mỹ đến thăm và làm việc tại Trung tâm Y tế Quận 4, TPHCM; Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sức khỏe Nam giới và Cộng đồng (CARMAH) về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm Nam có quan hệ tình dục với Nam (MSM); thăm và làm việc với nhóm hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan đến HIV (CAB).

Nhóm CAB đang được hỗ trợ kỹ thuật bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Y tế Việt Nam (HAIVN). Ngày 13/10/2021, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã ban hành Quyết định 237/QĐ-AIDS Hướng dẫn triển khai mô hình nhóm cộng đồng hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ phòng chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế.

Cụ thể, nhóm Hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ - gọi tắt là nhóm CAB, là một nhóm bao gồm các thành viên của những người sống chung, có nguy cơ cao hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV, hoặc thành viên của cộng đồng nhóm đích, tình nguyện tham gia.

Nhóm CAB đóng vai trò cầu nối giữa cộng đồng đích (khách hàng nhận dịch vụ chương trình phòng, chống HIV/AIDS) với hệ thống y tế để thu thập "tiếng nói" của cộng đồng thông qua nhiều hình thức và cung cấp những thông tin phản hồi, tham gia thảo luận, cùng các cơ sở cung cấp dịch vụ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng những dịch vụ liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.

Đoàn công tác của CDC Mỹ chụp ảnh lưu niệm khi đến thăm, làm việc về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại TP.HCM

Đoàn công tác của CDC Mỹ chụp ảnh lưu niệm khi đến thăm, làm việc về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại TP.HCM

Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Mỹ đã được chia sẻ về các can thiệp, hỗ trợ của dự án cho cộng đồng các tỉnh Hải Phòng, Bình Dương, Long An, Thái Nguyên, Vũng Tàu, Hà Nội.

Đại diện CDC Bình Dương cho biết, mô hình CAB tại Bình Dương được triển khai, hoạt động như là một sáng kiến tạo ra cơ chế để cộng đồng và khách hàng đóng góp ý kiến cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS như điều trị ARV, các chính sách của chương trình… để cải thiện các dịch vụ ngày một tốt hơn, đúng với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm.

Bác sỹ Rochelle P. Walensky, Giám đốc CDC Mỹ cho biết, bà rất ấn tượng với con số 86-90% bệnh nhân HIV tham gia điều trị với các dự án của mạng lưới có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện bệnh. Theo bà Walensky, những người thực hiện các hoạt động này xứng đáng được xem như những "anh hùng".

Đánh giá về hoạt động CAB tại Việt Nam, BS. Eric Dziuban, Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam cho rằng: CAB là tác nhân chính cho các nỗ lực ứng phó với HIV. Đây là một phần quan trọng để thu hẹp khoảng cách về bình đẳng y tế và cung cấp các dịch vụ HIV lấy con người làm trung tâm. Cả hai yếu tố trên đều là ưu tiên của PEPFAR cho giai đoạn tiếp theo trong công tác ứng phó với HIV toàn cầu. Đây cũng là một mô hình độc đáo về thành lập và giám sát của chính phủ kết hợp với sự dẫn dắt của những người sử dụng dịch vụ và cộng đồng, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác dựa trên kết quả.

BS. Eric Dziuban khẳng định, đối với CDC và PEPFAR của Hoa Kỳ, CAB là một đổi mới bền vững và mang tính đáp ứng, góp phần đáng kể vào việc đạt được các mục tiêu kiểm soát dịch HIV và xóa bỏ kỳ thị với HIV. Thông qua khuôn khổ giám sát cộng đồng, CAB đóng một vai trò quan trọng trong việc lồng ghép tiếng nói của người sử dụng dịch vụ và cộng đồng trong việc thiết kế các dịch vụ HIV thân thiện.

Ghi nhận những thành quả đã đạt được của Việt Nam, bà Rochell Paula Walensky, Giám đốc CDC Mỹ chúc mừng những kết quả của ngành Y tế Việt Nam đã đạt được trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 và đặc biệt là công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung, cũng như tại các tỉnh, thành phía Nam nói riêng.

CDC Mỹ cam kết sẽ tăng cường hợp tác y tế giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời cam kết thực hiện mục đích chung là thúc đẩy các hệ thống y tế trong nước hơn nữa.

25 năm hiện diện tại Việt Nam, CDC Mỹ tại Việt Nam đã cùng hợp tác triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch tại Việt Nam, trong đó có phòng chống COVID-19, HIV/AIDS và bệnh lao… Mới đây, CDC Mỹ đã ký ý định thư với Bộ Y tế Việt Nam, trong việc cam kết tăng cường hỗ trợ xây dựng CDC tuyến trung ương của Việt Nam.

 
Hiệp Nguyễn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn