Nghiên cứu mới nhất khuyến cáo mọi người nên tránh rượu một cách tối đa
Người bệnh rung nhĩ bị tăng huyết áp cần cẩn thận nguy cơ đột quỵ
Phụ nữ đau nửa đầu có nguy cơ cao bị đột quỵ
Thuốc ợ nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ
Acid folic, vitamin B12 giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người bị động kinh?
Vừa qua, các nhà khoa học đến từ Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) đã xem xét mối liên hệ giữa việc uống rượu với các loại khác nhau của bệnh đột quỵ.
Đột quỵ chủ yếu có 2 loại, bao gồm đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ thiếu máu cục bộ thường gặp nhất, nguyên nhân do các cục máu đông chặn dòng chảy của máu chứa oxy lên não. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết xảy ra khi động mạch bị vỡ phình hoặc bị rò rì khiến máu chảy bên trong não gây xuất huyết nội sọ. Ít phổ biến hơn, máu có thể sẽ chảy vào não giữa và các mô bao phủ nó, dạng này được gọi là xuất huyết dưới màng nhện.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa họcđã phân tích dữ liệu của 25 nghiên cứu về đột quỵ thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết nội sọ và xuất huyết dưới màng nhện. Sau khi tổng hợp, tổng số có 18.289 trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ, 2.299 trường hợp xuất huyết nội sọ và 1.164 trường hợp xuất huyết dưới màng nhện.
Lượng rượu sử dụng được đánh giá thông qua việc các bệnh nhân điền vào phiếu trả lời câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp. Dựa vào lượng rượu sử dụng, họ chia các bệnh nhân thành 4 nhóm: Nhóm uống ít rượu (thi thoảng mới uống rượu, mỗi bữa không quá 1 ly), nhóm uống rượu vừa phải (1 - 2 ly mỗi ngày), nhóm uống nhiều rượu (3 - 4 ly mỗi ngày) và nhóm uống quá nhiều rượu (trên 4 ly mỗi ngày).
Các tác giả đã xem xét tới các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới kết quả như tuổi tác, giới tính, hút thuốc lá, chỉ số khối cơ thể (BMI) và đái tháo đường.
Kết quả cho thấy, nhóm uống ít rượu và nhóm uống rượu vừa phải đã giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển đột quỵ xuất huyết lại không hề giảm.
Ở nhóm uống quá nhiều rượu, nguy cơ đột quỵ xuất huyết rất rõ rệt. Nguy cơ xuất huyết nội sọ tăng gấp 1,8 lần, nguy cơ xuất huyết dưới mạng nhện tăng gấp 1,6 lần. Nguy cơ đột quỵ xuất huyết thậm chí còn cao hơn nguy đột quỵ thiếu máu cục bộ.
TS. Susanna Larsson, tác giả chính cho biết, uống một lượng nhỏ hoặc vừa phải rượu giúp giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ nhờ làm giảm nồng độ protein fibrinogen gây hình thành cục máu đông trong cơ thể. Với đột quỵ xuất huyết, cơ chế gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, uống rượu có thể chỉ là một yếu tố nguy cơ. Do đó, thức uống này vẫn nên hạn chế ở mức tối đa.
Bình luận của bạn