Những loại thuốc không thể thiếu trong ngày Tết

Dự phòng các loại thuốc trong nhà giúp bạn phản ứng nhanh với các trường hợp cần thiết

Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nên uống thuốc gì?

Thuốc dự trữ cho trẻ trong dịp Tết

Thực hư về đơn thuốc "tăng cân thần tốc"

Theo đó, một số thuốc dự phòng cần bổ sung vào tủ thuốc gia đình: Thuốc hạ sốt (như Paracetamol), thuốc giảm đau (như Paracetamol), thuốc tiêu hóa (gói ORS trị bệnh tiêu chảy, men tiêu hóa, men vi sinh, thuốc trị táo bón, chống đầy hơi, chống trào ngược), thuốc ho (dạng siro thảo dược…), thuốc chống dị ứng, chống ngứa, mề đay…, thuốc nhỏ mũi, mắt (như NaCl 0.9%), thuốc nhỏ tai (như NaCl 0.9%), thuốc chữa bỏng (bỏng nhẹ…), dầu gió (muỗi cắn, ấm cơ thể…), bông băng, gạc, băng cá nhân, dung dịch sát khuẩn ngoài da thông dụng...

 

Thuốc để dự phòng sẵn trong tủ thuốc để dùng trong trường hợp cần thiết, gia đình có thể tự ý dùng để trị các triệu chứng nhẹ và xử lý tình huống nhưng tuyệt đối không lạm dụng thuốc. Khi thấy có những bất thường, triệu chứng cấp cứu, hay bé bệnh kéo dài sức khỏe không cải thiện phải đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm y tế để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, cần chuẩn bị thuốc dành cho những thành viên mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, huyết áp...   

Thuốc huyết áp: Với người có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch thì trong những ngày Tết cũng nên chuẩn bị thuốc giảm huyết áp một cách đầy đủ, nếu thiếu thuốc sẽ làm cho huyết áp tăng đột biến, thậm chí xuất hiện cơn tăng huyết áp cấp tính có thể đưa đến đột quỵ, tai biến mạch máu não. Điều đáng lưu ý là thuốc làm giảm huyết áp cần chuẩn bị đủ các thuốc đã được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và đang dùng hằng ngày. Đồng thời, những người mắc bệnh huyết áp cần dùng các thuốc chống huyết áp này vào 1 giờ nhất định.

Thuốc đái tháo đường: Hàng năm cứ sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, số người có xét nghiệm đường huyết cao lại tăng đột biến. Nhiều người ở trong tình trạng hôn mê vì đường huyết lên quá cao hoặc bị hạ đường huyết do bỏ thuốc hoặc ăn uống thất thường. Có những người sau Tết thấy các triệu chứng tiểu nhiều, háo khát, sút cân đến khám và phát hiện tiểu đường.

Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng bởi chế độ ăn và lối sống trong những ngày Tết. Dịp này cuộc sống dễ bị đảo lộn. Điển hình là ăn ngủ thất thường, không tập thể dục, bỏ thuốc đang điều trị, hết thuốc chưa kịp mua, không tiêm được insulin, không giữ được chế độ ăn thường ngày, ăn quá nhiều, uống quá nhiều cà phê, chè, thuốc lá, rượu...

Nước muối sinh lý dùng để nhỏ mũi, mắt nên dùng hàng ngày

Do vậy, việc dùng thuốc gắn với người bệnh như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Trong những ngày Tết, mặc dù bận rộn người mắc bệnh đái tháo đường cần lưu ý uống thuốc đúng giờ, đúng liều, ăn uống lành mạnh.

 Để dùng thuốc an toàn trong dịp Tết, với các thuốc điều trị bệnh mạn tính, người bệnh cần tuân thủ đúng về số lần dùng và liều dùng theo chỉ định của bác sỹ. Đối với các thuốc thông thường (không cần phải kê đơn) trên, khi dùng, người bệnh cần hỏi bác sĩ hoặc dược sỹ hay nhân viên y tế và cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. 

Bên cạnh việc chuẩn bị các loại thuốc, cần sắp xếp ngăn nắp, để riêng

thuốc trẻ em và người lớn. Chỗ cất thuốc phải khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. 

Bên cạnh các loại thuốc, bạn nên chuẩn bị sẵn một số dạng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như hỗ trợ cơ thể thải trừ độc tố - vốn tích lũy nhiều từ chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, nếp sống bị đảo lộn, uống rượu bia nhiều... trong những ngày Tết này.
Khánh Hạ (H+ tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già