Nga công bố vaccine Sputnik V vẫn có khả năng bảo vệ cao trước biến thể Omicron
Bộ Y tế rút ngắn khoảng cách tiêm vaccine COVID-19 nhắc lại
Tốc độ tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
Hà Nội triển khai dùng thuốc Molnupiravir cho người mắc COVID-19 thể nhẹ
TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế bổ sung 3.000 bác sỹ, điều dưỡng
Theo Reuters, ngày 17/12, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã công bố nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh học Quốc gia Gamaleya (Liên bang Nga) về hiệu quả của vaccine Sputnik V đối với biến thể Omicron.
Trước đó, để ứng phó với biển thể Delta, trung tâm đã sản xuất vaccine Sputnik Light được sử dụng làm liều tăng cường, tiêm sau mũi thứ 2 ít nhất 6 tháng. Đến nay, Sputnik Light cho thấy có hiệu quả bảo vệ cao trước biến thể Omicron.
Nghiên cứu cho thấy, vaccine Sputnik V có khả năng vô hiệu hóa cao đối với biến thể Omicron, đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ mắc triệu chứng nặng và phải nhập viện. Do nghiên cứu được thực hiện trên huyết thanh của người đã tiêm phòng trên 6 tháng, đây có thể là căn cứ cho thấy hiệu quả bảo vệ kéo dài của vaccine Sputnik V.
Ngoài ra, theo ông Alexander Gintsburg - Giám đốc Trung tâm Gamaleya, tiêm đủ 2 mũi vaccine Sputnik V và tiêm mũi tăng cường sau 6 tháng đem lại hiệu lực bảo vệ trên 80% trước biến thể Omicron.
Kết quả nghiên cứu này lại trái ngược hoàn toàn với 1 nghiên cứu quốc tế được công bố vào đầu tuần. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu máu của 11 nhân viên y tế tại Buenos Aires đã tiêm đủ 2 liều vaccine Sputnik V, cho thấy không có khả năng tạo ra kháng thể trước biến thể Omicron.
Phía RDIF cho rằng, nghiên cứu quốc tế trên đã “cố tình lựa chọn mẫu huyết thanh không có tính đại diện”.
Biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Botswana và Nam Phi vào giữa tháng 11. Đến nay, số ca mắc biến thể này đang tăng mạnh ở châu Âu, dự kiến sẽ trở thành biến thể áp đảo tại châu Âu trong tháng tới. Tính đến 16/12, Nga đã ghi nhận 25 ca nhiễm biến thể Omicron.
Bình luận của bạn