Để chống sao chép, các album âm nhạc được thực hiện theo công nghệ thẻ SMC/Kihmo, nhỏ gọn như một chiếc thẻ cào điện thoại
Chuyển giao bản quyền công nghệ sản xuất LUNASIN từ Mỹ về Việt Nam
200 nhạc sỹ tham gia Festival âm nhạc mới Á-Âu 2014
Tăng khả năng tư duy cho trẻ bằng âm nhạc
Chức năng giải trí đang lấn át chức năng giáo dục trong văn nghệ
Triển lãm 70 bức tranh "Giai điệu thu Hà Nội"
Sáng 26/11 tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với VCPMC tổ chức Hội thảo "Tăng cường bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc".
Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho rằng mặc dù Việt Nam là thành viên của công ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ và Quyền tác giả (công ước Berne) 10 năm nay (từ năm 2004), có luật Sở hữu trí tuệ ra đời năm 2005 (chỉnh sửa, bổ sung năm 2009), nhưng vấn đề bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc tại Việt Nam vẫn còn nhiều kẽ hở.
Ông Phó Đức Phương nêu ra hai dẫn chứng cụ thể liên quan đến văn bản hướng dẫn luật đang cản trở việc thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc:
Dẫn chứng thứ nhất là có khi các cá nhân, tổ chức chưa thực hiện nghĩa vụ luật pháp về quyền tác giả theo khoản 3, điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ là: “Phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”, nhưng vẫn được các cơ quan quản lý văn hóa cấp phép hoạt động. “Điều này đang là một cản trở lớn, khiến việc thực thi quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc trở nên vô cùng khó nhọc, thậm chí rơi vào tình trạng bị vô hiệu hóa và vô cùng bế tắc”, ông Phương cho biết.
Nhạc sỹ Phó Đức Phương: Phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả
Dẫn chứng thứ hai là trong Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút đối với một số loại tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP tại điều 4, phần B “Những quy định cụ thể” có nói:
“Việc sử dụng những tác phẩm đã công bố phổ biến để biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; Phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Biểu diễn phục vụ bộ đội, nhân dân ở biên giới, hải đảo; Biểu diễn giao lưu Quốc tế không nhằm mục đích kinh doanh, không bán vé thu tiền; Không nhận hợp đồng biểu diễn hoặc tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào thì không phải trả nhuận bút. Những hoạt động nêu trên phải có quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đối với các đơn vị nghệ thuật Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đối với các đơn vị nghệ thuật địa phương”.
Ông Phương cho biết: “Khái niệm “chính trị” vốn không có trong các điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ, nên mặc dù Thông tư đã giải thích khá rõ ràng, nhưng vẫn bị khá nhiều thành phần xã hội lạm dụng làm lệch lạc khái niệm luật pháp trong lĩnh vực âm nhạc. Hơn nữa, bản thân điều đó cũng đặt ra một tiền lệ có thể gây phức tạp và rối ren trong việc thi hành luật pháp về quyền tác giả và quyền liên quan”.
Đồng tình với quan điểm này, nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh cho rằng: “Không thể nói biểu diễn vì mục đích chính trị thì không phải trả tiền tác quyền âm nhạc. Tất cả các hoạt động chính trị hay phi chính trị đều phải tuân thủ pháp luật là trả tiền bản quyền tác giả cho ca khúc được biểu diễn. Vì những chương trình biểu diễn phục vụ chính trị đều được Nhà nước đầu tư từ những vật dụng nhỏ nhất như đèn, điện, loa, âm thanh, ánh sáng… các ca sỹ cũng được trả tiền biểu diễn. Vậy mà tại sao lại dùng tác phẩm âm nhạc theo kiểu “của chùa” như vậy?”
Để môi trường bản quyền tác giả ở Việt Nam được cải thiện hơn, các nhạc sỹ thống nhất trong thời gian tới sẽ đề nghị Cục Bản quyền tác giả Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hỗ trợ việc thành lập Hiệp hội Quản lý tập thể về quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực âm nhạc và các lĩnh vực nghệ thuật khác.
Bình luận của bạn