Đoàn Việt Nam vui mừng khi Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận
Bài Chòi Phú Yên: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Di sản thế giới bị "thổi còi"
Tràng An chính thức trở thành Di sản hỗn hợp văn hóa - thiên nhiên thế giới
Cảnh báo xâm hại hang di sản ở Hạ Long
Đờn ca tài tử được vinh danh di sản VH phi vật thể
Có mặt tại Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bà Đinh Thị Lệ Thanh - Ủy biên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Anh cho biết, UNESCO đã chính thức vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
900 đại biểu từ 129 quốc gia trong bốn ngày họp đã nhất trí thông qua 32 trong tổng số 46 hồ sơ được đề cử lần này. UNESCO bình chọn các Di sản theo phương pháp đồng thuận tuyệt đối, tức là phải được sự nhất trí của tất cả 24 quốc gia trong hội đồng.
UNESCO nhận thấy dân ca Ví, Giặm – loại hình hát không nhạc đệm của nông dân vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam – đã thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của làng quê nông thôn Việt Nam. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thỏa mãn tiêu chí là hiện tượng văn hóa có truyền thống lâu đời, độc đáo và có tính đại diện, có cội rễ trong lòng cộng đồng.
Sự chuyển đổi chức năng từ thực hành lao động sang sinh hoạt giải trí cộng đồng đã làm Ví, Giặm có sức sống mạnh mẽ
Hồ sơ đề cử Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kiểm kê từ năm 2012 với sự tham gia và đóng góp của cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên ngành và các chuyên gia. Năm 2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định đưa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Việc UNESCO vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã chứng tỏ sức sống của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hóa thế giới, là cơ hội quảng bá rộng rãi di sản này đến cộng đồng quốc tế.
PGS.TS Đặng Hoành Loan – Người tham gia nhận xét về bộ hồ sơ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ở Hội đồng Di sản Quốc gia, cho biết: Ví, Giặm là hình thức diễn xướng dân gian được người dân Nghệ Tĩnh gìn giữ trao chuyền nguyên bản cho đến ngày nay. Ở những vùng mang dấu ấn di sản, trong sinh hoạt gia đình, trong lao động sản xuất, hay khi nghỉ ngơi, đâu đâu cũng ngân vang những làn điệu Ví, Giặm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Ví, Giặm không bị mai một như các nghệ thuật cổ truyền khác.
Theo thống kê năm 2013, ở Việt Nam, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn còn 260 làng thường hát dân ca Ví, Giặm; Có 75 nhóm dân ca Ví, Giặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên. Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất và môi trường không gian diễn xướng dân ca hò - Ví - Giặm các nhà nghiên cứu tìm thấy các đặc trưng diễn xướng của Ví, Giặm Nghệ Tĩnh: Hát gắn với không gian và môi trường lao động; Hát mang tính du hí vào những dịp hội hè, tết nhất, đình đám, thi thố tài năng; Tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái; Tính tự tình, nghĩa là mượn câu hát để bộc lộ nội tâm; Tính tự sự, dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xảy ra; Tính chất tâm linh; Tính giáo huấn; Tính hành nghề (mưu sinh) đối với các phường trò chuyên nghiệp hoá; Tính đa dùng.
Các tác phẩm Ví, Giặm tiêu biểu có thể kể tới như: Giận mà thương, Khen thầy tài, To gan, Uất ức, Bướm say hoa, Chồng chềnh, Lòng vả lòng sung, Vào hội Đông Xuân, Đứng thẳng người lên, Gốc lúa quầng trăng, Cha ơi ngồi dậy mà xem, Hát khuyên, Đại thạch, Tứ hoa, Xẩm thương, Xẩm chợ, Một nắng hai sương, Tình sâu nghĩa nặng, Em giữ lời nguyền, Khóc cha, Cuộc đời nổi trôi, Ai cứu chàng, Con cóc, xoay xở, Lập lờ, Lập loè, Đi rao, Đèo bòng,…
Bình luận của bạn