Dấu hiệu trẻ bệnh: Đừng để trễ mà mất con! (P2)

Khi chưa biết nói hay thậm chí cả những bé biết nói, bé chỉ khóc quấy nếu thấy đau, khó thở hoặc yếu mệt

Dấu hiệu trẻ bệnh: Đừng để trễ mà mất con! (P1)

8 dấu hiệu trẻ cần đi khám mắt

Phú Yên: Khám sàng lọc miễn phí cho 500 trẻ bệnh tim

Vàng da ở trẻ sơ sinh - Khi nào cần điều trị?

Hãy chú ý thêm những dấu hiệu dưới đây, tiếp sau "Dấu hiệu trẻ bệnh: Đừng để trễ mà mất con! (P1)" để tránh nguy hiểm tính mạng cho con các mẹ nhé!

5. Vàng da

Khác với hiện tượng môi tím tái, vàng da (jaundice), nhất là vàng da sau khi sinh thì sau đó sẽ phát triển tồi tệ hơn. Thông thường, bilirubin được gan sản xuất ra nhưng ở trẻ sơ sinh, gan còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, tốc độ sản xuất và xử lý bilirubin tích lại và gây nên hiện tượng vàng da. Trường hợp cơ thể tồn đọng quá nhiều bilirubin có thể gây ảnh hưởng đến não, gây cơn động kinh và tổn thương vĩnh viễn.

Vàng da có thể gây ảnh hưởng đến não, gây cơn động kinh và tổn thương vĩnh viễn ở trẻ

Khi trẻ bị vàng da, giới chuyên môn thường khuyến cáo cho trẻ ăn uống bình thường để giúp trẻ đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua phân và nước tiểu. Nên cho bé đi khám sớm để có hướng điều trị kịp thời. Có thể bác sỹ sẽ đặt trẻ dưới ánh đèn tia cực tím (UV) mà người ta quen gọi là liệu pháp quang tuyến (phototherapy) để giúp cơ thể trẻ bẻ gãy bilirubin, ngoài ra có thể áp dụng phương pháp truyền máu cho bé.

Cách thức xử lý: Chỉ cần cho con ăn uống tốt và sử dụng liệu pháp trị liệu bằng quang tuyến là có thể đưa bilirubin về mức bình thường và giúp trẻ khỏi bệnh. Cần tham vấn bác sỹ để được tư vấn cặn kẽ hơn.

6. Ho kèm mật xanh

Trường hợp trẻ ho, khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội.

Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng phải đưa đi bác sỹ ngay. 

Bé ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc hay xuất huyết nội

Cách thức xử lý: Theo dõi bé khi ho nếu kèm theo mật xanh hoặc màu nâu đen, hãy gọi ngay cho bác sỹ để được tư vấn hoặc đưa con đi khám. Tuy nhiên phần lớn là bình thường, không nên quá lo lắng, bác sỹ sẽ đưa ra những quyết định cụ thể cần thiết.

7. Thay đổi màu sắc quanh miệng (từ hồng hào chuyển sang sắc xanh nhợt nhạt), thở rất khó nhọc, phát ra tiếng như huýt sáo khi thở

Dấu hiệu đáng lo ngại khi âm thanh phát ra từ ngực, phổi và mũi. Các vấn đề hô hấp nghiêm trọng thường bị gây ra do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn hen suyễn (có thể xảy ra ở bé vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản.

Nếu không thực sự chắc chắn về tình trạng của con, hãy tự kiểm tra như sau: Đếm từng hơi thở của con trong vòng 30 giây, sau đó nhân với 2. Một tỷ lệ bình thường là dưới 60 đối với trẻ sơ sinh, dưới 40 với trẻ dưới 1 tuổi, dưới 30 cho trẻ từ 1 - 2 tuổi, dưới 24 đối với trẻ từ 4 - 10 tuổi.

Cách thức xử lý: Kiểm tra nhịp độ thở của con như trên, nếu thấy bất thường, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ để có cách xử lý kịp thời.

8. Con bị mất nước

Theo các chuyên gia nhi khoa, cách để nhận biết xem bé sơ sinh có khỏe mạnh hay không là quan sát số lượt thay tã một ngày. Số lần thay tã trong ngày là một chỉ số rất tốt để theo dõi tình trạng sức khỏe của con yêu. Nếu bé không cần thay tã thường xuyên, điều đó có thể báo hiệu một vấn đề bất ổn nào đó.

Khi chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiểu 3 - 4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không ướt tã, có nhiều bà mẹ cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Khi trẻ bị mất nước thường có dấu hiệu môi khô, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn, thiếu tập trung.

Khi trẻ bị mất nước, các mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ bình thường

Cách thức xử lý: Các bác sỹ khuyên nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung thêm chất điện giải, không nên cho trẻ uống nước thường vì lúc này nước thường có thể làm giảm hàm lượng natri. Nếu mất nước nhiều thì mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

9. “Sản phẩm” của con có màu lạ

Một cách khác để phán đoán sức khỏe của trẻ đó chính là phương pháp quan sát “sản phẩm” của con. Nếu nhận thấy “sản phẩm” của bé có màu lạ so với bình thường thì các mẹ cần phải cảnh giác.

Nếu màu trắng hoặc không màu, mẹ nên để ý vì có lẽ chức năng gan hoặc ống dẫn mật của bé gặp một số vấn đề. Còn nếu “sản phẩm” có màu xanh lá thì chắc chắn bé đang gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn, nếu bé đi tiêu có kèm máu và có hiện tượng nôn ói, mẹ phải đưa bé đến bác sỹ ngay.

“Sản phẩm” có máu: Nếu phát hiện trong “bô” của trẻ có máu thì mẹ hãy cẩn thận. Bé có thể bị chảy máu do nhiều nguyên nhân như rách hậu môn khi trẻ cố rặn đi ngoài, polip trực tràng, hoặc có thể trẻ bị chảy máu ở một bộ phận nào đó ở đường tiêu hóa. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi thấy phân của trẻ có máu hoặc nghi ngờ có máu, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

“Sản phẩm” màu nâu nhạt, vón hạt thường do trẻ uống quá ít nước hoặc trời nóng, hoặc trong chế độ ăn ít tinh bột và chất xơ. Nếu phân trắng xám hoặc màu trắng trơn như sữa vón cục thì có thể đường tiêu hoá trẻ không tốt.

Để ý màu "sản phẩm" của con để tránh nguy hiểm như tắc nghẽn ống mật

“Sản phẩm” có màu đen: Nó có thể ám chỉ hiện tượng chảy máu ở phần phía trên hệ thống dạ dày - ruột và có khả năng khởi phát từ một khối u hoặc chỗ loét.

“Sản phẩm” có màu trắng: Khi chất đại tiện có màu trắng, nó được xác định là hậu quả của việc thiếu mật tiết ra. Hiện tượng bất thường này có thể do sự tắc nghẽn ống mật.

Cách thức xử lý: Các trường hợp do rối loạn hệ tiêu hóa thì mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn của bé; Còn các hiện tượng nghiêm trọng hơn thì cần đưa con đến bệnh viện kiểm tra. 

10. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu

Mẹ nên ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thể của con 1 tháng một lần vào lúc tắm.

Cách thức xử lý: Hãy gọi cho bác sỹ nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: Thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.

Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ