Nếu không chăm sóc chu đáo cho vật nuôi, chúng có thể gây ra các bệnh nhiễm khuẩn ở người
30 triệu đồng phẫu thuật giới tính cho... mèo
Phòng các bệnh lây truyền từ chó, mèo
Nguy cơ nhiễm sán chó, mèo
Phát hiện ung thư bằng... giun đũa
1. Bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter
Nhiễm khuẩn Campylobacter là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy ở Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 1,3 triệu người mỗi năm. Bên cạnh gây ra tiêu chảy, nhiễm khuẩn Campylobacter – cũng được gọi là bệnh Campylobacteriosis - cũng có thể khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như chuột rút, đau bụng và sốt trong vòng từ 2 - 5 ngày kể từ thời điểm bị nhiễm khuẩn.
Trong khi hầu hết các trường hợp bị lây nhiễm là do tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm (đặc biệt là thịt, trứng và nước), con người cũng có thể bị lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với phân của động vật bị nhiễm bệnh, bao gồm cả chó và mèo. Theo các bác sỹ thú y, khoảng 49% số chó và 45% số mèo hoang mang theo khuẩn Campylobacter và đưa chúng ra ra ngoài môi trường qua chất thải. Đặc biệt, điều này rất phổ biến ở những chú chó con và mèo con dưới 6 tháng.
2. Sán dây
Sán dây phổ biến nhất trong cả chó và mèo ở Mỹ là Dipylidium caninum. Vật cưng bị nhiễm sán dây do ăn phải bọ chét mang ấu trùng sán dây. Mặc dù nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp nhưng D. caninum vẫn có thể được truyền sang người, nhất là đối tượng trẻ nhỏ do chơi đùa với thú nuôi vô tình nuốt phải bọ chét nhiễm bệnh. Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, kiểm soát bọ chét là cách tốt nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm D. caninum trong cả vật nuôi và con người.
Sán dây Dipylidium caninum là chủng phổ biến nhất ở chó và mèo
3. Giun móc
Khi bị nhiễm giun móc, các ấu trùng giun móc sẽ xâm nhập vào tổ chức da và di chuyển dưới da gây ra hiện tượng phát ban, ngứa ngáy và đôi khi đau đớn. Ở một số trường hợp, một vài chủng giun móc có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở người với các biểu hiện đau bụng và tiêu chảy. Các loại giun móc có thể lây nhiễm ở mèo và chó chẳng hạn như Ancylostoma brazilense, A. caninum, A. Ceylanicum, Uncinaria stenocephala…
Các ký sinh trùng giun móc có thể được thải ra trong phân của động vật và con người, sau đó chúng sẽ tiếp tục lây nhiễm sang các vật chủ khác bằng cách tiếp xúc với phân hay đất có chứa các ký sinh trùng giun móc.
4. Nhiễm Toxocara
Bệnh giun đũa chó mèo là một nhiễm trùng gây ra bởi sự lây truyền của Toxocara - thuộc loại giun tròn sống ký sinh - từ những con chó và mèo sang cho người. Các nhà khoa học cho biết, con người có thể bị nhiễm Toxocara bằng cách vô tình nuốt phải trứng của chúng thông qua việc tiếp xúc với phân ở những con chó và mèo mang Toxocara.
Toxocara là nguyên nhân gây ra bệnh giun đũa chó mèo
Hầu hết hệ thống miễn dịch của con người có thể tiêu diệt Toxocara. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp hy hữu bị bệnh do cơ thể không đủ khả năng kháng lại số lượng hùng hậu của Toxocara với các triệu chứng viêm, đau bụng, sốt, mệt mỏi, ho...
Không chỉ tác động tích cực đến tâm lý, vật nuôi cũng cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe tâm thần ở người. Trong tháng 12/2014, một nghiên cứu đã chỉ ra, có vật nuôi trong nhà thúc đẩy mạnh hơn các kỹ năng xã hội ở trẻ em mắc chứng tự kỷ. Đặc biệt, vào tháng 5/2013, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation, nếu bạn sở hữu một con vật nuôi bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Bình luận của bạn