Nhiều bệnh nhân vảy cá được điều trị muộn khiến bệnh biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống
Bệnh da do vi khuẩn
Khăn ướt và nỗi lo viêm da, dị ứng cho trẻ
Stress nặng vì vảy nến
Dùng thuốc tăng huyết áp lâu: Tăng nguy cơ vảy nến
Bệnh vảy nến: Không nên dùng thuốc theo kinh nghiệm
Vảy cá nằm trong nhóm bệnh vảy da như vảy nến, á sừng, vẩy phấn hồng... Nhóm bệnh này cơ bản có chung cơ chế bệnh sinh: Rối loạn đáp ứng miễn dịch biểu hiện trên da ở nhiều mức độ, thời điểm... và có liên quan đến yếu tố gia đình hay còn gọi là bệnh tự miễn. Nhìn chung, chúng ít nguy hiểm đến tính mạng, không lây nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp… làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Theo TS. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Viện Da liễu Trung ương, bệnh vảy cá phát rất sớm ngay trong năm đầu đời của em bé. Ngay sau khi sinh thì đã thấy da em bé khô hơn bình thường. Bệnh phát rõ rệt khi em bé ở độ 3 - 12 tháng tuổi. Da trở nên khô toàn thân trừ các nếp gấp như: Nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Trên da xuất hiện các vảy da khô có hình đa giác và bóc nhẹ ở rìa vảy. Các vảy chi chít liền nhau, tập trung thành những mảng lớn, trông như vảy cá. Vùng da bị nặng nhất là mặt duỗi hai cẳng chân. Vảy có màu nâu hoặc xám đen trông như bị bẩn. Các vảy nhỏ bong nhẹ trên da toàn bộ thân mình. Trên đầu cũng có bong vảy nhỏ, màu trắng hoặc xám. Bệnh nhân thường bị dày sừng nang lông ở mặt duỗi cánh tay, đùi, mông, trông thô ráp, sần sùi. Biểu hiện dày sừng lòng bàn tay cũng rất hay gặp. Các bệnh nhân vảy cá thông thường cũng hay có các biểu hiện của cơ địa dị ứng như: Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa... Nhiều bệnh nhi càng lớn thì tình trạng khô da càng đỡ hơn và bệnh cũng được cải thiện hơn.
Điều trị bệnh sớm sẽ giúp bệnh không tăng nặng và tiết kiệm chi phí
Bình luận của bạn