Stress nặng vì vảy nến

Da khỏe mạnh và da bị vẩy nến

Một tháng khám miễn phí cho bệnh nhân vảy nến

Dùng thuốc tăng huyết áp lâu: Tăng nguy cơ vảy nến

Bệnh vảy nến: Không nên dùng thuốc theo kinh nghiệm

8 nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến

WHO công nhận vẩy nến là bệnh nguy hiểm

Chị N.H.T.M (43 tuổi) bị vảy nến cách đây 11 năm, từ khi đó, cứ mỗi tháng chị lại phải đến Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM tái khám và lấy thuốc một lần. Tuy nhiên, đó không phải là nỗi khổ duy nhất, trước đó, chị làm nhân viên cho một công ty kinh doanh hàng gia dụng, ở bộ phận bán hàng. Khi căn bệnh bắt đầu tấn công, làm xuất hiện những mảng da khô, bong tróc ở cẳng chân, đầu gối, chị đã phải khổ sở tìm đủ loại kem dưỡng, mang vớ da... để che bệnh vì đồng phục ở công ty là chiếc váy ngắn trên đầu gối.

Bệnh nặng dần, chị càng mặc cảm và có vẻ như càng buồn thì căn bệnh càng bám riết. 9 năm trước, vảy nến đã lan đến vùng tay và một phần thân người khiến chị không muốn đi ra ngoài nữa, thậm chí còn năn nỉ chồng nên ly dị mình. Được chồng khuyên nhủ, chị cũng cố đi chữa trị và bất ngờ biết rằng chính sự khổ tâm của mình càng làm bệnh nặng thêm. Hiện vùng bị vảy nến tập trung ở khuỷu tay và 2 đầu gối của chị, nhìn thấy khá rõ mỗi khi bệnh tái phát.

Bàn tay bị vảy nến

Theo ThS.BS Nguyễn Trọng Hào - Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Da liễu TP.HCM, vảy nến là hệ quả của sự tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường như stress, chấn thương, nhiễm trùng, sử dụng thuốc không đúng cách và liều lượng... khiến hệ thống miễn dịch phát những tín hiệu sai làm da phát triển quá nhanh, các tế bào da mới được tạo ra trong vài ngày chứ không phải vài giờ như bình thường khiến da không tróc ngay khỏi cơ thể mà xếp thành lớp.

Trong các yếu tố, stress tác động mạnh nhất đến cơ chế phát bệnh cũng như tạo nên những đợt tăng nặng của bệnh. “Tôi từng gặp một bệnh nhân nam nằm điều trị ở đây một thời gian, sau đó bệnh giảm nên về nhà tiếp tục điều trị ngoại trú. Nhưng vài ngày sau, ông lại phải quay lại BV do bệnh đột ngột tăng nặng. Qua tìm hiểu mới biết những ngày cuối tuần ở nhà, ông có chuyện bất đồng dẫn đến tranh cãi với vợ”, BS. Hào kể lại.

Vảy nến là một bệnh mạn tính không lây, nếu được điều trị đúng cách thì giai đoạn ổn định của bệnh có thể kéo dài khá lâu, có người lên đến vài chục năm hoặc suốt đời. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, nên thực hành lối sống khoa học, lành mạnh; dành thời gian thư giãn và tránh những tình huống có thể gây stress. Đối với thân nhân người bệnh và cộng đồng, các bác sỹ nhấn mạnh rằng đây là căn bệnh không lây dù các sang thương da có vẻ nghiêm trọng. Vì vậy, không nên kỳ thị, xa lánh người bệnh bởi chính sự kỳ thị là một trong những yếu tố gây stress nghiêm trọng nhất.

Hiện trên thế giới có khoảng 125 triệu người mắc vảy nến, chiếm 2% - 3% dân số. Ngoài stress thì một số yếu tố như chấn thương, nhiễm trùng, sử dụng thuốc không đúng cách... cũng khiến cơ thể khởi phát bệnh ở những người đang mang gene liên quan đến vảy nến.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp