Các vết ố trên răng có thể báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe
Bạn có thể làm gì để ngăn chặn các vết ố trên răng?
Làm trắng răng bằng oxy già, baking soda có an toàn không?
Mất điểm vì hàm răng ố vàng, bạn đã tìm ra nguyên nhân?
Những cách chữa sâu răng hiệu quả có thể bạn chưa biết
Tổn thương dây thần kinh trong răng
Nếu thấy răng xuất hiện các vết ố màu nâu, xám, rất có thể các dây thần kinh trong răng đang gặp vấn đề. Điều này có thể là do tác động của việc chữa tủy răng.
Trong đa số trường hợp, chỉ những cái răng bị ố, xỉn màu mới bị tổn thương dây thần kinh.
Tổn thương dây thần kinh có thể làm xuất hiện các vết ố trên răng
Vi khuẩn trong miệng
Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể dẫn đến việc hình thành và tích tụ các mảm bám trên răng. Các vi khuẩn, nấm trong miệng có thể sinh sôi, phát triển trên những mảng bám này, tạo thành các vết ố răng màu xanh lá cây, da cam…
Sâu răng
Không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể dẫn đến sâu răng. Sâu răng có thể khiến xuất hiện các mảng bám màu trắng, vàng, nâu hoặc đen trên răng. Khi sâu răng phát triển, răng mất đi độ bóng bề mặt, thay vào đó là sự xâm nhập của các vi khuẩn, nấm gây ra các vết ố.
Sâu răng khiến các vi khuẩn xâm nhập vào răng, gây ố răng
Lão hóa
Càng trở nên già đi, lớp ngoài của men răng càng bị ăn mòn dần, làm lộ ra lớp ngà răng có màu vàng phía trong. Đây là nguyên nhân răng có thể xuất hiện các vết ố vàng khi bạn già đi.
Giữ vệ sinh răng miệng kém
Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám từ thức ăn, nước uống… có thể tích tụ trên bề mặt răng của bạn, gây ra các vết ố màu trắng, vàng, đen, nâu, thậm chí là xanh lá cây. Tốt hơn hết, bạn nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, đặc biệt đánh răng sau khi ăn các thực phẩm có khả năng gây ra các vết ố trên răng.
Hậu quả do một số sản phẩm phục hồi răng
Một số sản phẩm như các miếng bọc răng, khảm răng, miếng hàn răng… có thể không làm việc hiệu quả hoặc bị hư hỏng, dẫn đến việc hình thành các vết ố màu vàng, nâu, xám, đen… trên răng. Chưa kể, các sản phẩm này nếu bị hư hỏng còn có thể gây ra sâu răng.
Răng bị thương tổn
Răng bị sứt mẻ, gãy, nứt… có thể khiến lớp men răng bị ảnh hưởng, thậm chí khiến các dây thần kinh trong răng bị tổn thương hoặc chết đi. Răng có thể bị thương tổn do va đập, tiêu thụ một số thực phẩm, nước uống có tính acid cao…
Nếu bạn nhận thấy chỉ có 1 – 2 cái răng bị ố, xỉn màu trong khi các răng còn lại vẫn bình thường, rất có thể đây là dấu hiệu răng bị thương tổn.
Bình luận của bạn