Ngành y tế khuyến khích người dân tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 ngừa COVID-19 - Ảnh: NLĐ
Không còn ca COVID-19 phải thở ECMO, Hà Nội chuẩn bị tiêm vaccine mũi 4
Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp, TP.HCM sắp tiêm vaccine mũi 4
Thêm gần 87.000 F0 mới, tập trung nghiên cứu tiêm vaccine mũi 4
Nguy cơ xảy ra thảm họa từ đất nước "Không vaccine COVID-19"
Trong thời gian qua, ngành y tế, đặc biệt là các đơn vị y tế dự phòng đã tích cực triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng trên cả nước. Tính đến ngày 10/6, toàn quốc đã tiêm được khoảng 223 triệu mũi vaccine phòng COVID-19 trong đó gần như 100% người từ 12 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 2 liều cơ bản.
Tại Hội nghị tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và phòng chống sốt xuất huyết khu vực miền Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, việc triển khai đồng bộ và có được kết quả tiêm chủng mũi cơ bản cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên tại Việt Nam trong thời gian qua là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới như hiện nay.
Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ tiêm mũi nhắc 1 (mũi 3) ở người lớn chưa đạt mong muốn, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại 2 (mũi 4) cho một số đối tượng theo hướng dẫn còn rất chậm mới được hơn 1,1 triệu liều do người dân hiểu lầm mũi bổ sung là mũi nhắc lại, cho rằng chỉ cần tiêm 3 mũi là đủ. Ngoài ra, do tâm lý người dân đã mắc COVID-19 nên nghĩ đã đủ miễn dịch, dịch COVID-19 không còn gây nguy hiểm, một số người sợ phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm...
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, việc tiêm vaccine không phải là bắt buộc, tuy nhiên ngành y tế khuyến khích tiêm vaccine đối với tất cả người dân. Lý do là vì các trường hợp tử vong do COVID-19 chiếm khoảng 80% không tiêm vaccine hoặc không tiêm đủ mũi, phần lớn các ca tử vong ở lứa tuổi cao, có bệnh nền.
Đặc biệt, cần phải tiêm các mũi vaccine COVID-19 nhắc lại vì thực tế hiện nay cho thấy virus gây bệnh COVID-19 vẫn luôn biến đổi và xuất hiện những biến chủng mới, khó lường.
Ông Maharajan Muthu - Trưởng Chương trình sống còn, phát triển và môi trường, UNICEF tại Việt Nam cho biết, người dân đã bắt đầu chủ quan và coi nhẹ nguy cơ của bệnh dịch nên nhu cầu tiêm vaccine COVID-19 giảm rõ rệt.
“Chúng ta cần hiểu rằng mức độ miễn dịch dù có được nhờ đã tiêm vaccine hay do đã mắc COVID-19 đều sẽ suy giảm qua thời gian và cần được khôi phục bằng cách tiêm mũi bổ sung. Đối với trẻ em mặc dù các triệu chứng của COVID-19 nhẹ hơn so với người lớn nhưng các em phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gia tăng khi chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.”- Ông Maharajan Muthu nhấn mạnh.
Cùng quan điểm với ý kiến trên, PGS. TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam chia sẻ với báo Lao động: "Vaccine phòng COVID-19 không phải là vaccine có miễn dịch bền vững, hiệu quả bảo vệ lâu dài và dần dần mất khả năng bảo vệ. Vì vậy, việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 là cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và nguy cơ mắc bệnh dễ chuyển nặng."
Để tăng cường công tác tiêm chủng nhằm đạt các mục tiêu tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các địa phương quan tâm chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương tiếp nhận và triển khai tiêm chủng đối với số lượng vaccine được phân bổ đợt 146 và 147 theo quyết định vào ngày 16/5 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả, không để hủy bỏ vaccine, tránh lãng phí.
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát đối tượng, tăng cường truyền thông, giao chỉ tiêu tiêm chủng cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, từng xã, phường, thị trấn và thực hiện các biện pháp khác để đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, tổ chức tiêm mũi 4 cho đối tượng cần tiêm chủng.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã triển khai tiêm mũi 4 vaccine COVID-19 để tăng cường khả năng bảo vệ người dân trước nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.
Bình luận của bạn