Bẻ khớp ngón tay là thói quen không tốt cho sức khỏe
Vật lý trị liệu giúp phòng chữa bệnh xương khớp
Vật lý trị liệu giúp phòng chữa bệnh xương khớp
Thiên niên kiện trị bệnh xương khớp
Vì sao bệnh xương khớp gia tăng vào mùa lạnh?
Trả lời:
TS.BS Trần Thị Tô Châu - Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào cháu! Mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững các khớp. Khớp cử động được do cấu tạo các gân cơ quanh khớp. Khi bẻ đốt ngón tay, không giống như các co giãn linh hoạt thông thường, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách.
Ngoài ra, việc bẻ khớp, rút tay chân này còn tạo áp lực lên mặt khớp, lâu ngày khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp. Nếu cứ rút như thế đến lớn, thì sẽ dễ bị đau nhức các khớp. Như một phản xạ tiêu cực để chống lại nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sinh xương ở những vị trí mất sụn, đây là lí do hình thành gai xương. Những gai xương mọc ra sẽ tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay. Hiện tượng đau nhức này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi tuổi cao.
Ngoài ra, khi các khớp bị bẻ thường xuyên sẽ khiến chúng bị bè ra và to hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của đôi bàn tay. Đáng lo ngại hơn là nguy cơ các khớp xương bị phì đại khi các mô xung quanh khớp ngày càng sưng. Hậu quả là bạn mất dần cảm giác chắc chắn khi cầm nắm các vật. Một số trường hợp tuy hiếm gặp nhưng các tai nạn dẫn đến trật khớp đã xảy ra.
Mặc dù bẻ khớp tay, chân giúp cháu thấy thoải mái hơn nhưng những hệ lụy sau khi bẻ đốt ngón tay rất đáng lo ngại, làm phá hủy khớp nên cháu bỏ thói quen này.
Chúc cháu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn