Thói quen bẻ khớp tay không hề vô hại

Thói quen bẻ khớp tay đừng tưởng là vô hại

Luyện ngón tay phòng ngay viêm khớp

Mẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Bị viêm khớp gối nên ăn gì?

Khớp ngón chân cái sưng đỏ có thể nghĩ đến bệnh gout

Theo trang Livestrong và Medicalnewstoday, bẻ khớp tay là dấu hiệu của tâm lý lo lắng hoặc căng thẳng. Nhiều người có cảm nhận thả lỏng và thoải mái hơn khi bẻ khớp tay nhờ gân cơ được kích thích giúp thư giãn các cơ quanh khớp.

Theo Tạp chí Plos One của Mỹ, khi bẻ khớp tay, có một khoang được hình thành nhanh chóng bên trong những khớp ngón tay khi chúng tách rời và gây ra những âm thanh rạn nứt.

Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi Chức năng Greg Kawchuk, trường Đại học Alberta tại Edmonton (Canada) nói: "Một số người bẻ khớp tay vì thích làm như vậy, trong khi những người khác lại cảm thấy khó chịu. Vấn đề bạn cần quan tâm là điều gì xảy ra sau đó”.

Ảnh hưởng sức khỏe

Theo nghiên cứu, bẻ khớp tay không gây viêm khớp nhưng sưng khớp và yếu bàn tay, thậm chí là dấu hiệu của rối loạn thần kinh tùy vào mức độ nghiêm trọng và thời gian.

Cũng theo Plos One, các nhà nghiên cứu tính toán áp lực khi bẻ khớp tay đủ để làm hại các bề mặt cứng tuy không ảnh hưởng trong thời gian dài. Bằng việc xác định sự rạn nứt cơ bản của các khớp, họ tìm thấy tổn hại có thể xảy ra.

Phương pháp cộng hưởng từ (MRI) hoặc cao cấp hơn giúp phát hiện tổn thương trong các khớp và các biến chứng khác của thói quen bẻ khớp tay.

"Năng lực này liên quan đến sức khỏe tổng quát của khớp, có thể tác động đến các khớp khác trong cơ thể, gồm có cột sống, từ đó gây đau khớp và tổn thương", bác sỹ Greg Kawchuk nói.

Nghiên cứu trên 300 người ở độ tuổi 45 của trang Wakingtimes phát hiện, những người có thói quen bẻ khớp tay, dù không bị viêm nhưng tay sưng phồng và giảm lực nắm của tay.

Rạn nứt do bẻ khớp tay liên quan đến lao động chân tay, cắn móng tay, hút thuốc lá và uống rượu, chúng là kết quả của suy giảm chức năng bàn tay. Tổn thương do dây chằng (mô mềm kết nối với các xương) bị kéo giãn và nới lỏng nhiều lần còn gây trật khớp ngón và rách một phần dây chằng của ngón tay cái.

Ngoài ra, bẻ khớp tay dẫn đến hình thành các khối u nhỏ trên một số đốt ngón tay. Từng có trường hợp một bệnh nhân tuổi vị thành niên bị khối u lan rộng ra trong nhiều năm mà nguyên nhân có thể từ lý do trên.

Giải pháp

- Dù bẻ khớp tay nhiều hay ít, nếu muốn dừng lại, cần chú ý đến hai kỹ thuật của liệu pháp hành vi. Phương pháp cổ điển nhất là quấn một sợi thun quanh cổ tay. Khi cảm thấy muốn bẻ khớp tay, hãy kéo giãn dây rồi thả ra để dây đánh bật lên da tay.

- Giữ tay luôn bận rộn bằng cách làm việc với vật gì đó như xoay một cây bút chì hoặc một đồng xu. Các ảo thuật gia biết cách di chuyển một đồng xu xuyên qua, trên và quanh các ngón tay của một bàn tay mà không chạm vào bất cứ thứ gì khác. Bài tập này thực sự có ích cho mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào, giúp phát triển sức mạnh, kỹ năng phối hợp và sự khéo léo của ngón tay.

- Một số sở thích tập trung vào bàn tay (và tâm trí) có thể là ý tưởng hay, như hội họa, viết lách hoặc làm hàng nghệ thuật thủ công.

- Mang theo một lọ lotion nhỏ trong ví. Thoa ít lotion lên bàn tay và xoa đều. Cách này còn giúp làm mềm và giữ ẩm cho da tay.

- Kiểm soát tốt nguyên nhân gây lo lắng. Đừng cằn nhằn hay phàn nàn thói quen này vì không chỉ làm căng thẳng hơn mà còn gia tăng các phản ứng thần kinh gây căng thẳng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp