Vì sao nói mùng 3 Tết thầy?

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là câu nói dân gian đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về.

Mùng 3 Tết chớ quên điều này

Hóa vàng mùng 3: Cúng sao cho đúng?

Lễ vật cúng 'Hóa vàng' mùng 3 Tết như thế nào ?

Thời tiết Tết Nguyên đán từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết

Có nhiều cách hiểu về câu ca "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Có người nghĩ, Tết cha, Tết mẹ là tặng quà cho cha, mẹ mình. Còn Tết thầy là đi thăm thầy giáo. Nhưng hàm ý câu ca kia sâu xa hơn bởi người Việt vốn rất trọng những ngày lễ Tết và lễ nghĩa, phong tục trong những ngày cổ truyền này.

Theo quan niệm dân gian, "Mùng 1 Tết cha" - Từ xưa đến nay, quan điểm của người Việt cũng trọng bên nội trước, tức là Tết đến nên ghé nhà nội trước, nhà ngoại sau. Vì vậy, ngày mùng 1, con cháu sẽ tập trung, tựu tề về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nhà nội.

"Mùng hai Tết mẹ" có nghĩa con cháu tập trung, tựu tề về từ đường bên họ ngoại cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nhà ngoại.

Còn "mùng 3 Tết thầy" là nhắc nhở truyền thống tôn sư trọng đạo với ý nghĩa "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Tôn vinh người thầy đã truyền chữ, dạy nghề... cho học trò để thành danh, thành tài, thành người.

Truyền thống Tôn sư trọng đạo đã thấm nhuần và tư tưởng đạo lý của người Việt.

Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" đã thấm nhuần và tư tưởng đạo lý của người Việt.

Ngày xưa cho dù làm quan đến tể tướng thì ngày Tết người học trò đến thăm thầy cũng vẫn một lòng tôn sư trọng đạo như thế. Thường thì ngày mùng ba Tết, người đứng đầu hàng môn sinh – những người cùng học, không phân biệt tuổi tác, chức vị, vị trí xã hội, thường tụ họp ở gia đình thầy giáo, chúc Tết thầy. Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô đã dạy dỗ, vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.

Nhưng chữ “thầy” ở đây không chỉ nói về những người dạy học, dạy cho ta cái chữ, mà rộng hơn, còn là ân nhân của ta. Đó có thể là thầy thuốc chữa cho ta khỏi bệnh, người cứu giúp bà con khỏi nọc độc rắn, người coi tuổi đám cưới giúp 2 vợ chồng để bây giờ hai người sống với nhau hòa thuận…

Vì vậy, vào ngày mùng 3 Tết, chúng ta có thể tới thăm những người thầy, người cô giáo đã từng dạy mình, những người có ơn nghĩa với mình, thân thiết với mình, những người cùng hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, công việc. Sau một năm làm việc bận rộn, hãy bớt chút thời gian thăm hỏi nhau, để trân quý những mối quan hệ tốt đẹp.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa