Viêm đường hô hấp ở trẻ: “Cửa ngõ” của nhiều bệnh nguy hiểm

Các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp

Con khỏe mạnh nhờ mẹ chăm hút mũi

Ngăn ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ không dùng kháng sinh

Trẻ viêm đường hô hấp hàng loạt vì nắng nóng đầu hè

Ngày Gia đình Việt Nam: Sống khỏe vì gia đình thương yêu

“Cửa ngõ của nhiều bệnh nguy hiểm”

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương nhận định, bệnh viêm đường hô hấp là “cửa ngõ” của nhiều bệnh tật nguy hiểm khác.

PGS.TS Ngọc Dinh cho biết, nước ta có bốn mùa thay đổi, khi thời tiết chuyển từ Thu sang Đông hoặc Xuân sang Hè (tháng 3 và tháng 9, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em.

Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Nếu mũi không làm sạch không khí sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên… Hay nói cách khác, đường hô hấp trên chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố ô nhiễm môi trường, là hàng rào đầu tiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Vì thế, nếu đường hô hấp trên bị viêm nhiễm, không đủ sức bảo vệ thì cơ thể rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường muốn tấn công vào cơ thể phải vượt qua niêm mạc mũi. Niêm mạc mũi khỏe mạnh thì cơ thể không bị nhiễm bệnh.

Mỗi năm, thế giới ghi nhận 3 triệu trường hợp tử vong do các bệnh đường hô hấp là trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh thường gặp nhất là viêm đường hô hấp và cảm cúm.

Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ mắc căn bệnh này vì trong 6 tháng đầu các bé được thừa hưởng kháng thể của người mẹ nên ít bị ốm, nhưng từ  6 tháng cho tới khi hệ miễn dịch phát triển hoàn thiện (3 – 5 tuổi), trẻ rất dễ mắc bệnh. Các triệu chứng viêm đường hô hấp bao gồm: Sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, chảy nước mắt và nước mũi, ho húng hắng, khò khè, bỏ bú, quấy khóc…

PGS.TS Ngọc Dinh cảnh báo, bệnh viêm đường hô hấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi, suy hô hấp, biến chứng nhiễm trùng máu và thậm chí tử vong. Cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng do viêm đường hô hấp là điều trị bệnh đúng cách và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Điều trị viêm đường hô hấp đúng cách cho trẻ

Cần làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp? – đó là thắc mắc của nhiều người làm cha mẹ. PGS.TS Ngọc Dinh cho rằng, khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp như sốt, ho, chảy nước mũi… cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh phân tích nguyên nhân. Nếu chỉ là do bệnh cảm cúm thông thường thì chỉ cần hạ sốt, cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dung dịch điện giải… Khi bé bị sốt, cơ thể sẽ mất nhiều nước và điện giải, vì thế, việc bổ sung vào phần thiếu hụt này là điều vô cùng quan trọng. Nếu bị sốt kèm theo ho có đờm thì cần làm sạch mũi cho bé bằng cách hút mũi hoặc hướng dẫn bé tự xì mũi.

Con khỏe mạnh nhờ mẹ chăm hút mũi - Ảnh 1PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi không có chỉ định của bác sỹ. Nếu xử trí đúng cách, bệnh viêm đường hô hấp có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Trong mỗi gia đình có con nhỏ, nên trang bị dụng cụ hút mũi (làm sạch đường thở), nước muối biển xịt mũi, nhiệt kế (theo dõi nhiệt độ) và thuốc oresol (bù nước và chất điện giải cho trẻ).

Phòng viêm đường hô hấp cho trẻ không khó

Để phòng bệnh cho trẻ, không gì tốt hơn là giúp trẻ có sức khỏe tốt. Sức đề kháng tốt sẽ bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Muốn vậy, cần ăn uống đủ chất, đủ lượng, nơi ở thoáng mát, đủ ánh sáng, PGS.TS Ngọc Dinh cho biết.

Cha mẹ nên thường xuyên xịt nước muối biển sâu, hút mũi hoặc hướng dẫn trẻ xì mũi để làm sạch và thông thoáng niêm mạc mũi họng. Nước mũi đặc là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn phát triển. Giống như căn nhà có cửa vào, cửa ra thông thoáng thì khỏe mạnh, còn nếu để cửa đóng kín thì sẽ có nấm mốc phát triển.

Bên cạnh đó, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, tránh nằm điều hòa quá lạnh hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao. Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang dự phòng vì virus có thể theo hơi thở, nói chuyện, hắt hơi mà “bắn” sang người đối diện và xâm nhập.

Mọi trẻ đều có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp. Tuy nhiên khả năng mắc sẽ cao hơn nếu trẻ có một hay nhiều yếu tố sau đây:

- Sinh non tháng, nhẹ cân, suy  dinh dưỡng.

- Sống ở nơi có thời tiết lạnh.

- Điều kiện kinh tế xã hội thấp, môi trường sống chật chội, đông đúc, kém vệ sinh.

- Cha mẹ hay người thân hút thuốc lá trong nhà.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp