Viêm phế quản cấp tính thường gặp ở trẻ em và người già, hay xảy ra vào mùa đông, đầu xuân
Viêm phế quản mạn - Dùng thuốc gì?
Bệnh nhân chết sau điều trị viêm phế quản đã bị dị ứng thuốc
TPCN có hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính không?
Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ?
Bài thuốc, món ăn trị viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp là gì ?
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống nhỏ hơn (bao gồm phế quản thùy và tiểu phế quản tận), có chức năng dẫn khí. Khi các ống này bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản bị phù nề, xung huyết, bong các biểu mô phế quản, tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến khó thở.
Triệu chứng chung: Điển hình là sốt nhẹ, đau nhức mình mẩy, ho khan hay khạc đàm trắng, đau rát vùng họng và ngực. Diễn tiến thường lành tính tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính.
Sốt nhẹ, đau nhức mình mẩy, ho khan hay khạc đàm trắng, đau rát vùng họng và ngực là một số triệu chứng chung của viêm phế quản cấp
Triệu chứng cụ thể:
- Khởi đầu là viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Phần lớn bệnh nhân bị ho dưới 2 tuần, tuy nhiên có 26% bệnh nhân vẫn bị ho trên 2 tuần, một vài trường hợp bị ho 6 - 8 tuần.
- Thời kỳ toàn phát gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu (3 - 4 ngày, còn gọi là giai đoạn viêm khô): Người bệnh có biểu hiện sốt 38 – 39 độ C, cũng có trường hợp có thể lên tới 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, có ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
+ Giai đoạn 2: (6 - 8 ngày, còn gọi là giai đoạn ướt): Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm, có thể còn sốt. Ho nhiều đờm, hoặc đờm mủ xanh hoặc vàng (khi bội nhiễm). Nghe phổi có ran ẩm.
- X quang phổi: Có thể bình thường hoặc rốn phổi đậm.
Viêm phế quản cấp tiến triển lành tính, ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì, ở người nghiện thuốc lá thường có bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng: Viêm phổi, phế quản phế viêm, thường xảy ra ở người già và trẻ em suy dinh dưỡng.
Điều trị viêm phế quản cấp
Mục tiêu chính là điều trị triệu chứng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Có thể điều trị bằng cách dùng thuốc tây hoặc bằng thảo dược:
Điều trị bằng thuốc:
- Hạ sốt, giảm đau: Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38.5 độ C. Không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày, do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh (không phân biệt được hết sốt do bệnh tiến triển tốt hay do dùng thuốc). Các thuốc hạ sốt thường hay sử dụng là những chế phẩm có chứa paracetamol như: Paracetamol, panadol, efferalgan...Uống nhiều nước để tránh bị mất nước.
Các thuốc hạ sốt thường hay sử dụng là những chế phẩm có chứa paracetamol như Paracetamol, panadol...
- Ho khan, dùng thuốc giảm ho bằng các thuốc terpin - codein, dextromethorphan. Ho có đờm, dùng thuốc giảm ho long đờm như acetylcystein, guaifenesin, eprazinon dichlorhydrat (dùng cho người lớn).
- Khi có biểu hiện khó thở bạn có thể dùng thuốc giãn phế quản như theophylin, salbutamol, thở oxy nếu cần.
Có dùng kháng sinh hay không ?
Kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Các dấu hiệu hướng tới chẩn đoán
viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm:
- Người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng
- Bệnh đã diễn biến quá 10 ngày
- Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao > 10Giga/ lít. Những trường hợp này có chỉ định dùng kháng sinh.
Những trường hợp bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng, thường là viêm phế quản cấp do virus không cần dùng kháng sinh.
Các điều trị hỗ trợ khác
- Bù nước và điện giải cho bệnh nhân: Do người bệnh bị sốt nên có thể gây mất nước. Bệnh nhân nên được uống oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối).
Oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối) có thể bù lại lượng nước đã mất cho người bệnh
- Trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản như salbutamol (Ventolin dạng xịt), hoặc theophyllin...
Một số dược liệu tiêu đờm, trị ho:
- Bán hạ: Giảm ho, tiêu đờm, cầm nôn.
- Bạch giới tử: Chữa ho có đờm do lạnh, đau khớp.
- Cát cánh: Chữa ho đàm, họng sưng đau, phế có mủ.
- Bách bộ: Chữa ho lâu ngày do viêm phế quản, ho gà, lao hạch.
- Hạnh nhân: Chữa ho do lạnh, đờm trắng loãng, thông phế chữa viêm phế quản.
- Tang bạch bì: Dùng trị ho do phế nhiệt, trị hen suyễn.
Bình luận của bạn