Chuyên gia đóng góp ý kiến dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Y học Cộng đồng tổ chức Webinar góp ý cho Dự thảo Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi

Nỗ lực chống biến đổi khí hậu tại COP27: "Dậm chân tại chỗ"

Tiếp nhận 150.000 hộp thuốc hỗ trợ điều trị bệnh không lây nhiễm của AstraZeneca

Xây dựng Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Kiểm soát bệnh không lây nhiễm: Thách thức lớn với sức khỏe cộng động

Ngày 5/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất đề nghị Quốc hội kỳ họp thứ tư khóa XIV chưa thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), để có thêm thời gian hoàn thiện dự thảo.

Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), cơ quan điều phối Nhóm hỗ trợ kỹ thuật Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) phối hợp với Tổ chức Y học Cộng đồng tổ chức tọa đàm trực tuyến “Góp ý Dự thảo Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)”.

TS.BS Phạm Nguyên Quý - Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren, đồng sáng lập mạng lưới Y học Cộng đồng cho biết, để Ban soạn thảo dự luật chỉnh sửa tốt hơn, chứa các nội dung đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên trong công tác khám bệnh chữa bệnh, rất cần có thêm ý kiến đóng góp từ khối y tế tư nhân, tổ chức không vì lợi nhuận, và ý kiến từ người dân, nhất là những người mắc bệnh không lây nhiễm cần dùng dịch vụ y tế thường xuyên là vô cùng quan trọng.

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế - luật pháp chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế - luật pháp chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

Hiện nay, hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm của Việt Nam đang tập trung vào các nhóm bệnh chính gồm: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch (đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành…), đái tháo đường, các bệnh ung thư và COPD. Đây là những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ mắc cao, cũng là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành.

Tại tọa đàm, TS.BS Trần Tuấn - Chuyên gia của Trung tâm RTCCD/Liên minh NCDs-VN tổng hợp các kiến nghị dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu. 6 nhóm vấn đề gồm: Giá dịch vụ y tế; Vấn đề tự chủ tài chính bệnh viện; Xã hội hóa y tế và vấn đề tài chính y tế khác; Phân cấp hệ thống y tế; Hội đồng y khoa quốc gia; Vấn đề cấp giấy phép và thời hạn cấp giấy phép hành nghề.

Trong đó, TS.BS Trần Tuấn đánh giá cao điểm tiến bộ của dự luật khi đã công nhận chủ thể ngoài nhà nước, nhân đạo, phi vụ lợi, cho phép cung cấp dịch vụ y tế phi lợi nhuận, góp phần tạo ra cạnh tranh bình đẳng vì lợi ích sức khỏe người sử dụng dịch vụ. Ông cũng đòi hỏi điều chỉnh một số vấn đề dựa trên cơ sở khoa học, đặc biệt là việc tính giá dịch vụ y tế sao cho "đúng – đủ".

Đảm nhận vị trí giám đốc 2 bệnh viện (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương), PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Đại biểu Quốc hội Khoá X hiểu rõ những hạn chế, bất cập, một số quy định không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn. BS Nguyễn Lân Hiếu đề xuất xóa bỏ khái niệm "xã hội hóa y tế" và một số hướng giải quyết vấn đề về giá dịch vụ.

Các chuyên gia cũng đưa ra kinh nghiệm từ các mô hình tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để góp ý cho dự luật. Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thừa Thiên Huế góp ý rằng cần đề cao yếu tố quan hệ giữa người - người trong xây dựng luật và tính khả thi khi triển khai luật trong tương lai.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin