Vụ 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư bị tiêu hủy: Cục Quản lý Dược làm đúng quy định? (Ảnh minh họa)
Vụ 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư bị tiêu hủy: Tổng cục Hải quan nói gì?
Vụ tiêu hủy 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư hết hạn dùng: Bộ Y tế vào cuộc
Gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư hết hạn vì… thủ tục
Ninh Bình: Phát hiện cơ sở bán thuốc đã bị đình chỉ lưu hành
Cụ thể, thông tin báo chí của Cục Quản lý Dược vào ngày 8/5 khẳng định, việc cấp phép nhập khẩu thuốc Tasigma đã được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế và đã đáp ứng quy định về thời gian không quá 15 ngày làm việc.
Theo Cục Quản lý Dược, ngày 28/11/2013, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM đã có công văn gửi Cục Quản lý Dược về việc đề nghị tiếp nhận thuốc Tasigna do Công ty Novartis Pharma viện trợ. Đến ngày 12/12/2013, Cục Quản lý Dược đã trả lời bệnh viện và yêu cầu phía bệnh viện phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận viện trợ.
Ngày 01/07/2014, Bệnh viện có công văn gửi Cục Quản lý Dược kèm theo quyết định phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ từ Công ty Novartis Pharma của UBND TP.HCM. Đến ngày 14/7/2014, Cục Quản lý Dược đã đồng ý để Bệnh viện nhận thuốc Tasigna từ Công ty Novartis theo quy định. (Quy định rõ hạn dùng còn lại kể từ ngày nhập cập cảng Việt Nam không được dưới 12 tháng).
Loại thuốc đặc trị ung thư mà Việt Nam nhận viện trợ bắt buộc phải hủy vì hết hạn dùng
Ngày 22/8/2014, phía bệnh viện có công văn gửi Cục Quản lý Dược đề nghị tiếp nhận thuốc Tasigna có hạn dùng dưới 12 tháng. Theo công văn này, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM cho biết, thuốc Tasigna là thuốc điều trị bệnh Bạch cầu mãn dòng tủy thay thế thuốc Glivec sử dụng cho nhiều bệnh nhân đang có tình trạng không dung nạp thuốc Glivec, đồng thời bệnh viện cam kết sử dụng thuốc Tasigna đúng mục đích và quy định chuyên môn hiện hành.
Căn cứ vào giải trình và cam kết của phía bệnh viện, ngày 28/08/2014, Cục quản lý Dược đã đồng ý cho bệnh viện này tiếp nhận lô thuốc này dù lô thuốc chỉ còn hạn dùng dưới 12 tháng. Do không đảm bảo được yêu cầu hạn sử dụng nên dến tháng 8/2015, Sở Y tế TP.HCM đã cho bệnh viện tiến hành tiêu hủy toàn bộ số thuốc này.
Trước đó, sau khi báo chí phản ánh về vụ việc 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư bị tiêu hủy do hết hạn sử dụng, Cục Quản lý Dược cũng đã có công văn đề nghị Sở Y tế TP.HCM khẩn trương rà soát và báo cáo sự việc nêu trên bằng văn bản và gửi về Bộ Y tế (gồm Vụ Bảo hiểm y tế và Cục Quản lý Dược) trước ngày 7/5. Tuy nhiên đến nay, Cục Quản lý Dược vẫn chưa nhận được báo cáo về vụ việc này.
Liên quan đến diễn biến của vụ việc, mới đây, Tổng Cục Hải quan cũng đã khẳng định việc lô thuốc còn hạn dùng quá ít khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu không phải do cơ quan Hải quan kéo dài thời gian làm thủ tục. Cơ quan Hải quan vẫn nhanh chóng thông quan lô hàng 1 ngày kể từ ngày đăng kí tờ khai Hải quan.
Bình luận của bạn