WHO công bố bản "Phân loại bệnh tật quốc tế" năm 2025

ICD-11 là công cụ quan trọng cho ngành y tế toàn cầu

Bệnh lupus ban đỏ có chữa khỏi được không?

Chuyên gia chia sẻ giúp người bệnh tim mạch vượt qua mùa cúm

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

Mối nguy từ “bệnh” lười vận động

Những cải tiến nổi bật của ICD-11 năm 2025

- Tích hợp công nghệ thông minh: Hệ thống mã hóa ICD-11 nay được bổ sung công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) tiên tiến và giao diện lập trình ứng dụng (API), giúp nâng cao khả năng tương thích, chính xác và thuận tiện hơn khi sử dụng trong hệ thống y tế quốc gia.

- Cải thiện phát hiện lỗi: ICD-11 mới hỗ trợ kiểm tra chính tả nâng cao và nhận diện sự khác biệt ngôn ngữ, giảm thiểu sai sót trong nhập liệu.

- Mở rộng ngôn ngữ: Hiện ICD-11 đã có sẵn bằng 14 ngôn ngữ và đang tiếp tục mở rộng, giúp tiếp cận dễ dàng hơn trên phạm vi toàn cầu.

- Tích hợp với các tiêu chuẩn y tế khác: ICD-11 có khả năng kết nối liền mạch với các hệ thống phân loại và thuật ngữ y khoa như Orphanet, MedDRA, giúp cải thiện tính liên kết và đồng bộ dữ liệu y tế.

- Bổ sung mô-đun y học cổ truyền: Lần đầu tiên, ICD-11 đưa vào danh mục các bệnh lý thuộc hệ thống y học cổ truyền, bao gồm Ayurveda, Siddha và Unani. Điều này giúp theo dõi tốt hơn dịch vụ y học cổ truyền, hỗ trợ nghiên cứu, báo cáo và hoạch định chính sách y tế dựa trên bằng chứng cụ thể.

Công cụ quan trọng của y tế toàn cầu

ICD-11 là một sản phẩm quan trọng của WHO, đóng vai trò nền tảng trong việc theo dõi xu hướng bệnh tật và thống kê sức khỏe trên toàn thế giới. Công cụ này góp phần hỗ trợ các quốc gia đạt được các "Mục tiêu Phát triển Bền vững" (SDGs) liên quan đến y tế, đồng thời giảm bất bình đẳng và tối ưu hóa chính sách chăm sóc sức khỏe.

Bản phân loại bệnh tật này không chỉ ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị mà còn tác động đến bảo hiểm y tế, chi trả viện phí cũng như các chính sách chăm sóc sức khỏe. Chẳng hạn, việc tái phân loại các bệnh lý miễn dịch trong ICD-11 đã giúp các bác sĩ tiếp cận và điều trị hiệu quả hơn các rối loạn tự miễn dựa trên những bằng chứng khoa học mới nhất.

Hướng tới một tương lai số hóa

Hướng tới tương lai số hóa trong y học

Hướng tới tương lai số hóa trong y học

ICD-11 được thiết kế nhằm tăng cường khả năng giao tiếp y tế toàn cầu bằng cách chuẩn hóa thuật ngữ và phân loại bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp vào các hệ thống thông tin y tế, bất kể ngôn ngữ hay môi trường sử dụng.

Với phiên bản năm 2025, ICD-11 không chỉ duy trì sự linh hoạt cho các hệ thống y tế chưa số hóa mà còn thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong y tế. Việc tích hợp với FHIR API và NLP tiên tiến giúp tự động hóa quá trình mã hóa bệnh nhanh chóng, chính xác hơn, hạn chế gián đoạn khi điều trị, đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí đào tạo nhân lực.

“Với những cập nhật mới, ICD-11 không chỉ dễ sử dụng hơn mà còn giúp tăng cường khả năng tương tác và nâng cao độ chính xác, mang lại lợi ích to lớn cho hệ thống y tế và người bệnh trên toàn thế giới.” – Tiến sĩ Robert Jakob, Trưởng nhóm Phân loại và Thuật ngữ của WHO, nhận định.

Mỗi năm, ICD-11 tiếp tục được cập nhật để phản ánh những tiến bộ mới nhất của y học và khoa học, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho hàng tỷ người trên toàn cầu.

Hiện tại, ICD-11 đã có sẵn bằng 14 ngôn ngữ và đang tiếp tục mở rộng để đảm bảo tiếp cận rộng rãi hơn.

Thông tin chi tiết về ICD-11 có thể xem TẠI ĐÂY.

 

Từ khi được Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) thông qua vào năm 2019, ICD-11 đã được sử dụng để ghi nhận và báo cáo các thống kê về tỷ lệ tử vong và mắc bệnh trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

Hơn 270 tổ chức, chuyên gia y tế, nhà dịch tễ học, nhà quản lý thông tin y tế, bệnh nhân và các nhà thống kê trên toàn thế giới đã đóng góp ý kiến xây dựng ICD-11. Hiện tại, hệ thống này bao gồm khoảng 17.000 danh mục chẩn đoán và hơn 130.000 thuật ngữ y khoa về chấn thương, bệnh lý và nguyên nhân tử vong. Với công nghệ tự động hỗ trợ, ICD-11 có thể xử lý lên tới 2 triệu thuật ngữ y khoa, giúp chuẩn hóa thông tin y tế trên toàn cầu.

 
Đào Dung (Theo WHO)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin