WHO dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cấu đối với Zika

9 bức ảnh chụp vào tháng 9/2016 chụp các em bé bị chứng đầu nhỏ do mẹ các em nhiễm phải virus Zika trong thời gian mang bầu - Ảnh: AP

Số người Sài Gòn nhiễm virus Zika tăng lên 46

Người đầu tiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu nhiễm virus Zika

Mỹ thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng chống Zika trên người

WHO cảnh báo nguy cơ virus Zika bùng phát rộng ở châu Á

WHO: Phải mất 6 tháng nữa mới chắc chắn Zika gây dị tật đầu nhỏ

Trong một tuyên bố, Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới nêu rõ, virus Zika và các biến chứng thần kinh liên quan đến nay không còn là mối đe dọa để thiết lập một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì cho rằng hiện tại virus Zika hiện chỉ đang tồn tại như một dạng bệnh nguy hiểm do muỗi truyền cũng giống như sốt rét hay sốt vàng da.

Bác sĩ Peter Salama - Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: ""Chúng tôi không phải đang hạ thấp tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh này. Chúng tôi chỉ đang muốn gửi đi một thông điệp là virus Zika vẫn đang tồn tại và WHO vẫn đang ứng phó với dịch bệnh đó". 

Theo ông Salama, virus Zika và hậu quả của nó vẫn còn là một thách thức y tế cộng đồng về lâu dài. Giống như các căn bệnh do muỗi truyền nhiễm khác, Zika có thể bùng phát theo mùa. Vì thế, các quốc gia cần phải xem xét nó như một dịch bệnh thông thường và có các biện pháp chủ động đối phó.

Một người phụ nữ đang xem poster cảnh báo về virus Zika tại Bộ Y tế Indonesia ở Jakarta 

Tuy nhiên, Tiến sĩ Antonia Fauci, một chuyên gia về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm của WHO lại cho rằng còn quá sớm để Tổ chức Y tế Thế giới dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về virus Zika trên toàn cầu bởi thời điểm này các khu vực Nam bán cầu mới bắt đầu vào mùa mưa. Theo tiến sĩ Fauci, tốt nhất là chờ một vài tháng nữa để biết chắc rằng virus Zika không thể bùng phát trở lại tại khu vực Mỹ La tinh như Colombia, Brazil...

Cùng ngày, chính quyền Brazil, quốc gia trong "tâm bão Zika" cho biết vẫn tiếp tục coi dịch Zika là tình trạng khẩn cấp cho đến khi hoàn toàn kiểm soát được virus này.

Kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vào tháng 2 năm nay, virus Zika đã lan rộng ra đến 73 quốc gia trên toàn thế giới, hầu hết các nước Tây bán cầu (trừ Canada) và một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á. Đa số bệnh nhân mắc Zika bị nhiễm virus qua muỗi, số khác lây qua đường tình dục. Đã có hàng nghìn trẻ em sinh ra bị dị tật đầu nhỏ và các dị tật về trí não do hậu quả của người mẹ bị nhiễm Zika khi mang thai.

Hiệp Nguyễn H+ (Theo Reuters/NYTimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn