Liệu pháp estrogen có thể giúp phòng ngừa loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh
Người bị loãng xương nên ăn uống như thế nào?
Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương từ khi còn trẻ?
Ăn gì uống gì để giảm bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương tuổi mãn kinh?
3 dấu hiệu chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Bình thường, cơ thể có khả năng tự tạo ra các mô xương mới để thế chỗ cho các mô xương cũ bị phá vỡ. Trong suốt nửa đời người, cơ thể luôn tạo ra sự cân bằng giữa số lượng xương bị mất và số lượng xương xây mới để đảm bảo duy trì hệ thống xương chắc khỏe. Nhưng, sau khi trải qua giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ mất khối lượng xương với một tốc độ cao hơn. Điều này khiến cơ thể không kịp hình thành các mô xương mới để bù đắp vào đó.
Tình trạng loãng xương xảy ra như là kết quả của sự mất cân bằng giữa cơ chế suy thoái xương và cơ chế hình thành xương của cơ thể.
Mãn kinh thường xảy ra trong độ tuổi từ 40 - 50. Với phụ nữ, hormone estrogen giúp bảo vệ xương, sự sụt giảm mức độ estrogen trong và sau khi mãn kinh được cho là nguyên nhân chính gây ra loãng xương. Đó là lý do số liệu thống kê cho thấy, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì sẽ có 2 người bị gãy xương do căn bệnh này.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đến từ Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) đã tiến hành kiểm tra liệu pháp thay thế estrogen có thể tác động như thế nào tới chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Họ tiến hành thu thập dữ liệu từ 1.279 phụ nữ sống ở TP.Lausanne, tuổi 50 đến 80. Những người tham gia được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 gồm 22% người tham gia đã trải qua liệu pháp estrogen trong thời gian nghiên cứu, nhóm 2 gồm 30% người tham gia từng trải qua liệu pháp estrogen trước khi nghiên cứu bắt đầu và nhóm 3 gồm 48% người tham gia chưa từng sử dụng liệu pháp estrogen.
Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành chụp DEXA (một phương pháp giúp phát hiện loãng xương) để kiểm tra cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, hông và đánh giá mật độ khoáng trong xương của những người tham gia.
Kết quả cho thấy, nhóm 1 có khu vực xương bị xốp ít hơn nhóm 2 và nhóm 3. So với nhóm 2 và nhóm 3, nhóm 1 có mật độ xương cao nhất. Cấu trúc xương của nhóm 1 cũng cải thiện hơn trước khi được điều trị bằng liệu pháp.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism.
Bình luận của bạn