PGĐ Sở Y tế Đồng Tháp nhấn mạnh yêu cầu an toàn trong tiêm chủng
60 trẻ mầm non bị tiêm nhầm vaccine bằng nước cất
Y tá lại tiêm... nhầm vaccine cho trẻ
Vụ tiêm nhầm vaccine ở Quảng Trị: Sự cố đau xót
Tiêm nhầm vaccine sởi thành vaccine Quinvaxem
Bệnh nhi 7 tháng tuổi bị tiêm nhầm khí dung
Cụ thể, theo giải trình của đại diện Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, trong đợt tiêm chủng vaccine sởi - rubella tại trường Mầm non Sao Mai (Cao Lãnh, Đồng Tháp), cán bộ tiêm chủng đã lấy nhầm 6 ống nước cất tiêm chủng cho 60 trẻ đang theo học tại trường.
Nguyên nhân là do cán bộ tiêm chủng sơ suất và yếu tay nghề nên nhầm tưởng các ống dung dịch hồi chỉnh (nước cất) là loại vaccine mới nên tiến hành tiêm cho trẻ. Đúng ra cần phải pha dung dịch hồi chỉnh này vào bột vaccine rồi mới tiêm cho trẻ.
Xin chia vui 60 trẻ bị tiêm nhầm và gia đình các cháu sau vụ tiêm NHẦM này. Vì sao phải chia vui?
Vâng, chia vui vì vụ nhầm lẫn nghiêm trọng này đã không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trộm vía (nói theo văn hóa của Việt Nam), nếu không phải là ống nước cất tiêm chủng mà là… giống như vụ tiêm nhầm tại Quảng Trị thì….
Quay trở lại với vụ việc, người viết không thể đặt nghi vấn về chất lượng của những Hội nghị và buổi tập huấn rầm rộ và quy mô mà ngành y tế Đồng Tháp tổ chức.
Xin trích lại thông tin về nội dung tập huấn đã được ngành Y tế Đồng Tháp đã “báo cáo” với cấp trên và dư luận:
“Mở đầu hội nghị BS. Phạm Thị Tuyết Anh (Viện Pasteur TP.HCM) trình bày Kế hoạch tiêm vắc xin sởi – Rubella năm 2014 – 2015 trong tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.
Sau đó, TS.BS. Nguyễn Ngọc Ấn, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp, trình bày Kế hoạch chiến dịch tiêm vắc xin này của tỉnh Đồng Tháp với mục tiêu rõ ràng, cũng như kế hoạch hành động cụ thể. Đồng thời nêu bật ý nghĩa to lớn của chiến dịch là để tạo miễn dịch cho những trẻ vì lý do nào đó bị sót hoặc chưa có miễn dịch trong những đợt tiêm trước đây nhằm cắt đứt đường lây truyền của bệnh.
Quang cảnh Hội nghị Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella năm 2014-2015 tỉnh Đồng Tháp
Tiếp theo, TS.BS.Võ Anh Hổ, GĐ Sở Y tế, gợi ý các điểm cần thảo luận và BS.CKII. Đoàn Tấn Bửu, PGĐ Sở Y tế, điều hành phần thảo luận.
Buổi thảo luận trọng tâm vào những điểm khác so với tiêm chủng thường xuyên (đang thực hiện rất tốt) như công tác rà soát đối tượng và tổ chức điểm tiêm lưu động…
… Song song đó, công tác tuyên truyền, vận động để bà mẹ hiểu được tính an toàn của vắc xin, lợi ích của việc cho con tiêm vaccine và sự nguy hiểm nếu không tiêm cũng được đặc biệt quan tâm.
TS.BS. Ấn và BS. Hà nêu rõ sự an toàn trong quy trình tiêm chủng lần này do đã được nghiên cứu kỹ, lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết, cũng như vắc xin sởi – rubella là rất an toàn. Đồng thời, cũng lưu ý công tác tổ chức điểm tiêm, bàn tiêm lưu động tại các trường học dành cho trẻ có đi học và điểm tiêm tại các vùng sâu, vùng xa là cần phải thực hiện tốt như điểm tiêm tại trạm y tế”.
Và để đảm bảo an toàn cho việc tiêm vaccine mới, những buổi tập huấn về quy trình tiêm chủng đã được tổ chức.
Xin miễn bình luận thêm về độ AN TOÀN của công tác tiêm chủng trong chiến dịch này của ngành Y tế Đồng Tháp.
Chỉ biết hình như quan chức y tế phải xin lỗi chúng tôi... NHẦM hơi nhiều!
Bình luận của bạn