Phần 2: Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và y học hiện đại - Thành tựu và Hệ quả

Cùng thừa hưởng những thành tựu của cách mạng công nghệ, y học cổ truyền đã có những bước phát triển dài (ảnh minh họa)

Đầu năm nói chuyện sức khỏe: Sức khỏe là gì?

Trà xanh có lợi gì với người bệnh đái tháo đường type 2?

Chiêm ngưỡng những bức ảnh thiên nhiên và khoa học đẹp nhất năm 2018

Chúc Xuân Kỷ Hợi sẽ thăng hoa

Tìm đọc: Cốt lõi của bản sắc y học cổ truyền Phương Đông và y học cổ truyền Việt Nam 
Người ta tổng kết rằng: Con người đã hình thành trên trái đất khoảng 10.000 thế kỷ, nhưng riêng thời tiền sử đã chiếm khoảng 99% của khoảng thời gian đó. Từ khi xuất hiện loài người trí tuệ (Homosapiens) đến nay, thời gian chỉ chiếm khoảng 1% toàn bộ kỷ nguyên loài người – tương ứng với khoảng 100 thế kỷ. Trong khoảng thời gian 100 thế kỷ này, chỉ trong vòng 2 thế kỷ gần đây ba cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, công nghệ - công nghiệp, hay nói cách khác – các cuộc cánh mạng của nền văn minh vật chất – đã soi sáng các bí ẩn của vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và cơ thể con người. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mới bắt đầu hiện nay chắc chắn sẽ đem đến cho nhân loại những thành tựu vô tiền khoáng hậu trong thế kỷ XXI này. Nhờ khoa học và kỹ thuật con người đã đi nhanh hơn, bay cao hơn, vươn tầm nhìn xa hơn, sâu hơn… với tham vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ vũ trụ và trở thành chúa tể của muôn loài. Tuy nhiên, cũng có nhà khoa học đã nói: “Lúc con người đạt đến đỉnh cao quyền lực đối với thiên nhiên, cũng là lúc con người lâm nguy hơn bao giờ hết. Con người đang đối diện với số phận của mình. Chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang hành động như một tên bạo chúa đối với thiên nhiên và hành động này đang giáng tai họa xuống đầu chúng ta”.
Nhân loại đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp với nhiều thành tựu
Nhân loại đang bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0). Người ta đang tổng kết những thành tựu khoa học công nghệ của thế kỷ XX và phác họa sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong thế kỷ XXI nhưng điều đáng tiếc là hình như chúng ta đang biết rất ít về những hệ quả tiêu cực do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đem lại cho nhân loại và cho thiên nhiên.
Có thể tìm ra vô vàn ví dụ để chứng minh một nghịch lý trong xã hội văn minh vật chất này. Hình như nhân loại mỗi khi có vài bước tiến về phía trước, tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc của tự nhiên, thì ngay sau đó phải lùi lại một bước: Giải phóng năng lượng nguyên tử và thảm họa hạt nhân, công nghiệp hóa và ô nhiễm môi trường, hủy hoại tầng ozon, trái đất nóng lên và thảm họa nước biển dâng, khai thác tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn và sự tận diệt các nguồn lợi tự nhiên, hủy diệt vô số loài thực vật và động vật, các nguồn tài nguyên không phục hồi được (khoáng sản, dầu mỏ…). Nước, một thành phần của sự sống mà có lúc ta tưởng là nguồn tài nguyên vô tận, đang cạn kiệt và theo Tổ chức Y tế Thế giới, 60% nhân loại đang thiếu nước sạch, nguyên nhân gây ra cái chết của hàng triệu trẻ em và người lớn mỗi năm. Tốc độ diệt chủng do con người gây ra đối với động, thực vật cao gấp 1.000 lần so với sự diệt chủng trong tự nhiên. Liên Hợp Quốc dự đoán, với đà diệt chủng như hiện nay, đến giữa thế kỷ XXI 50% tổng số loài động, thực vật trên trái đất sẽ biến mất.
Y học hiện đại thừa hưởng nhiều thành tựu từ cả 4 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
Y học hiện đại thừa hưởng thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong những thập kỷ gần đây đã đạt được những thành tựu sáng chói trong công cuộc phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khỏe con người. Nhưng y học hiện đại – đặc biệt là nền y học và y tế của nhiều nước phát triển – cũng đang bộc lộ những hạn chế và nhược điểm. Y học hiện đại đã tuyệt đối hóa vai trò của thầy thuốc, đưa vị trí của người thầy thuốc lên hàng đầu mà lãng quên vai trò tự chăm sóc sức khỏe của mỗi người và người bệnh với tất cả những đặc điểm về thể tạng, tinh thần và điều kiện sống của họ. Y học đã được khoa học hóa, công nghiệp hóa bằng những kỹ thuật y khoa sang trọng, đắt tiền (sophisticated mecicinal technology) và những thuốc mới sáng chế (innovated medicines) cùng với những tác dụng mới nhưng cũng kèm theo những phản ứng có hại (adverse reaction) chưa lường trước được. Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe đã được thương mại hóa và đang trở thành một nền công nghiệp y tế hùng mạnh ở các nước phát triển với tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều ngành công nghiệp khác. Chi phí chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tật đang tăng với tốc độ chóng mặt vượt quá khả năng chi trả của người dân và trở thành “cái bẫy đói nghèo” cho những tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương (vulnerable groups).
Hơn nửa thế kỷ phát triển của khoa học – kỹ thuật vừa qua làm cho chúng ta hiểu khá rõ về thể xác con người. Các nhà khoa học đã thành công trong việc giải mã và vẽ bản đồ gene của con người. Các nhà sinh học và y học cũng đã thành công trong việc thiết kế một thai nhi theo ý muốn của bố mẹ. Nhưng một câu hỏi đặt ra là: Đến bao giờ chúng ta có thể vẽ được chính xác “bản đồ tinh thần” của con người. Hình như hiểu biết về thể xác càng nhiều bao nhiêu thì hiểu biết về tinh thần của con người càng ít bấy nhiêu.
Y học hiện đại đang dần chấp nhận những nguyên lý của y học cổ truyền (ảnh minh họa)
Trong y học hiện đại, càng ngày chúng ta càng có thể hiểu biết nhiều hơn về cơ thể người bệnh, đến mức độ tế bào, về cơ chế bệnh sinh đến mức độ phân tử nhưng ta biết rất ít về trí tuệ, tinh thần và cảm xúc của người bệnh này và người bệnh khác. Hàng trăm năm nay, y học hiện đại cho rằng sức khỏe và bệnh tật chỉ liên quan đến thể xác con người. Và chỉ có gần hai thập kỷ mới đây thôi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới công nhận một thực tế là, sức khỏe bao hàm cả trạng thái tinh thần của con người: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”
Và như vậy, chỉ đến những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, y học hiện đại mới công nhận một thực tế hết sức cơ bản mà y học cổ truyền phương Đông đã nêu lên từ hàng ngàn năm trước. Theo học thuyết Âm – Dương, tâm linh (tinh thần) và thể xác không tách rời nhau. Mỗi hành động, trạng thái tốt hay xấu của thể xác đều ánh xạ lên tâm linh và ngược lại. Đã có không ít nhà khoa học hiện đại lên tiếng cảnh báo về hậu quả của sự ứng xử tàn bạo của con người với các giới tự nhiên. Và ở đây, một lần nữa những nguyên lý của y học cổ truyền phương Đông đã tỏ ra hết sức minh triết: Mọi sự thái quá đều đem đến những hậu quả tai hại. Âm cực sinh Dương. Dương cực sinh Âm. Khi đối xử với tự nhiên, con người cũng phải cẩn trọng như khi đối xử với chính mình phù hợp với nguyên lý “thiên nhân hợp nhất”. 
Có thể nói, xu thế trở lại với thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên, tìm lại những giá trị văn hóa cổ truyền - vật thể và phi vật thể - trong đó có y lý và y đạo cổ truyền, kết hợp với khoa học hiện đại để làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những điều tưởng như huyền bí của bao thế hệ người xưa để lại nhằm đáp ứng những nhu cầu nâng cao sức khỏe thể xác và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống không những của thế hệ hiện nay mà cả cho các thế hệ tương lai.
Phần 3:
PGS.TS Lê Văn Truyền
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất