Molnupiravir Stella 200mg là loại thuốc điều trị COVID-19 thứ 4 được cấp phép
Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 24/5/2022
Dự báo thời tiết ngày 25/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa giảm
Loại trái cây tốt cho sức khỏe đường ruột
Sơ cứu trẻ đuối nước thoát “lưỡi hái tử thần”
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa cấp giấy đăng ký lưu hành thêm 1 loại thuốc có hoạt chất molnupiravir điều trị COVID-19. Đó là Molnupiravir Stella 200mg do Công ty TNHH liên doanh Stellapharm - chi nhánh 1 sản xuất và đăng ký. Như vậy, đến nay đã có 4 loại thuốc Molnupiravir - điều trị COVID-19 sản xuất trong nước được cấp phép lưu hành. Trước đó, ngày 17/2, Cục Quản lý dược cấp phép cho 3 loại thuốc Molnupiravir - điều trị COVID-19 sản xuất trong nước gồm: Molravir 400 hàm lượng molnupiravir 400mg, Movinavir hàm lượng 200mg molnupiravir và Molnupiravir Stella 400 hàm lượng 400mg molnupiravir.
Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về việc hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19. Theo đó, nhân viên y tế tại khu vực tiếp đón chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế, có thể thêm kính che mặt. Người lấy mẫu test nhanh kháng nguyên dùng khẩu trang N95, găng tay y tế, áo choàng và tấm kính che mặt.
Ngày 24/5, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do đơn vị trúng thầu hóa chất, vật tư cho mượn hoặc đặt máy. Cơ quan này cũng đề nghị Bộ Y tế quy định rõ cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm về tính pháp lý, chất lượng của dịch vụ y tế cung cấp, sử dụng cho người bệnh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội vừa cho biết trong tuần qua, số ca mắc tay chân miệng gia tăng so với các tuần trước. Cụ thể, trong tuần từ ngày 14 đến 20/5, thành phố có 85 ca tại 15 quận, huyện. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, Hà Nội có 175 ca mắc tay chân miệng (tăng 5 ca so với cùng kỳ năm 2021).
Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi 5 tuổi bị tắc ruột vì thói quen nuốt tóc. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị đau bụng dữ dội, bí trung đại tiện kèm theo ói dịch xanh nhiều. Được biết, tình trạng tắc ruột của bé xuất phát từ hội chứng Rapunzel (Rapunzel syndrome), còn được gọi là hội chứng "công chúa tóc mây", người bệnh có xu hướng "thích ăn tóc ". Tóc sẽ không thể tiêu hóa như thực phẩm khi dung nạp, dẫn đến tích tụ thành búi trong dạ dày hoặc trong ruột non.
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiến hành phẫu thuật lấy thai lần 3 cùng với bóc tách, cắt bỏ 4 khối u xơ, bảo tồn tử cung cho sản phụ. Được biết, bệnh nhân có sinh 2 lần bằng phương pháp mổ lấy thai. Sau đó, có phát hiện mắc u xơ tử cung nhưng không hề điều trị. Đến tuần thai 39, sản phụ xuất hiện tình trạng đau bụng dưới và có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Sau khi hội chẩn, ca phẫu thuật được diễn ra sau khoảng hơn 1 giờ đồng hồ kể từ lúc sản phụ nhập viện. Một bé gái với cân nặng 3,14gr chào đời khỏe mạnh, 4 khối u xơ được lấy ra an toàn, tử cung của sản phụ được bảo tồn thành công. Hiện, sức khỏe sản phụ và bé sơ sinh đều ổn định./
Bình luận của bạn