Y tế tuần: Bệnh viện Chợ Rẫy lập nên "kỳ tích"

Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp đa chuyên khoa trong chẩn đoán và điều trị, cứu sống bệnh nhân

Những giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn về thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế?

Dòng chảy Sức khỏe+: Tôn vinh nữ trí thức tiêu biểu ngành Y tế

Nghị quyết 30 giải quyết cơ bản những khó khăn về trang thiết bị y tế

Nhiều văn bản pháp luật sẽ được sửa đổi để tháo gỡ khó khăn ngành y tế

Kỳ tích cứu sống người đàn ông bị container cán nửa người

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, các bác sỹ của 10 chuyên khoa tại đơn vị đã cứu sống một nam bệnh nhân bị container cán nát nửa người, chấn thương rất nặng với phần thân dưới dập nát.

Tình trạng của bệnh nhân lúc nhập viện bị dập nát đùi trái, bẹn trái, rách nát tầng sinh môn, đứt hoàn toàn trực tràng, tổn thương nặng phần nửa người dưới. Ngay lập tức, các y bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kích hoạt quy trình báo động đỏ, trong vòng 30 phút, đưa bệnh nhân vào phòng mổ khẩn. Ekip đã phải dùng đến tấm lưới nhân tạo để giữ cho nội tạng của bệnh nhân không bị trào ra ngoài, do cơ thể không còn chức năng bảo vệ của khung xương chậu bên trái.

Sau tai nạn, bệnh nhân mất 1 chi nhưng may mắn đã giữ được tính mạng - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy

Sau tai nạn, bệnh nhân mất 1 chi nhưng may mắn đã giữ được tính mạng - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy

Tổng cộng bệnh nhân đã trải qua 11 lần phẫu thuật trong 112 ngày nằm viện. TS.BS Lâm Việt Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, đây là một trường hợp chấn thương hy hữu và rất nặng, rất dễ tử vong. Dù bệnh nhân chỉ còn lại một chân, nhưng quan trọng là đã giữ được sự sống. Điều đáng mừng là bệnh nhân có tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt vào việc trở lại cuộc đời.

Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng kỷ niệm 30 năm kể từ thời điểm tiến hành ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện. Đội ngũ y bác sỹ đã từng bước xây dựng và phát triển Đơn vị Ghép thận của bệnh viện trở thành một trong những trung tâm ghép thận hàng đầu của cả nước.

Bệnh viện đầu tiên tại TP.HCM đạt chứng chỉ ISO về di truyền học và giải phẫu bệnh

Bệnh viện Hùng Vương tổ chức Lễ đón nhận Chứng chỉ công nhận ISO 15189:2012 cho Khoa Giải phẫu bệnh - tế bào và Khoa Di truyền học

Bệnh viện Hùng Vương tổ chức Lễ đón nhận Chứng chỉ công nhận ISO 15189:2012 cho Khoa Giải phẫu bệnh - tế bào và Khoa Di truyền học

Khoa Di truyền học và Khoa Giải phẫu bệnh - tế bào, Bệnh viện Hùng Vương, (TP.HCM) đón nhận chứng chỉ ISO 15189:2012 trong xét nghiệm di truyền học và giải phẫu bệnh. Đây là bệnh viện đầu tiên tại TP.HCM áp dụng ISO trong lĩnh vực di truyền và là một trong 3 bệnh viện đầu tiên của Việt Nam triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO cho xét nghiệm giải phẫu bệnh - tế bào.

Tiêu chuẩn ISO 15189 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm y tế. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO15189:2012 giúp bệnh viện quản lý được hoạt động xét nghiệm một cách chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro và luôn cải tiến để hoàn thiện hơn. 

Để đạt được chứng chỉ ISO 15189:2012 trong di truyền học và giải phẫu bệnh, PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết, khó khăn lớn nhất là dự án diễn ra trong mùa đại dịch COVID-19. Khi đó, nguồn nhân lực vừa tham gia các bệnh viện dã chiến chống dịch vừa phải đảm nhiệm các nhiệm vụ được phân công trong dự án ISO của khoa.  

3 giờ đồng hồ căng thẳng cắt khối u tuyến giáp

Bác sỹ thăm khám lại cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật khối u tuyến giáp - Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Bác sỹ thăm khám lại cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật khối u tuyến giáp - Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội thông tin, các bác sỹ tại bệnh viện vừa tiến hành ca đại phẫu sinh tử suốt 3 giờ đồng hồ liên tục cắt khối u tuyến giáp khổng lồ đẩy xẹp đường thở.

Bệnh nhân là nữ, người dân tộc Nùng, sống chung với khối u tuyến giáp hơn chục năm, cho tới khi khó thở đến mức không ăn, không ngủ, không đi lại được, bà mới đi khám ở địa phương. Phát hiện có khối u ở cổ kích thước rất lớn, bệnh nhân được chuyển lên tuyến cuối là Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội để điều trị.

TS.BS Bùi Vinh Quang - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã trực tiếp chỉ đạo phải quyết tâm điều trị bằng được cho bệnh nhân, đồng thời huy động các nguồn lực để hỗ trợ kinh phí điều trị. 10 ngày sau phẫu thuật, bà đã có thể tự thở và nói được.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn