Ca ghép thận cho bệnh nhi kéo dài 5 giờ, với mọi quy trình tỉ mỉ và chính xác - Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương
Thói quen đơn giản giúp người bệnh viêm phổi chăm sóc sức khỏe tại nhà
Cứu sống thành công cô gái bị xe tải 1,5 tấn cán qua người
Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Nagoya hợp tác nghiên cứu về ung thư
Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó kiểm soát
Ghép thận thành công cho bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối
Bệnh nhi được ghép thận là bé gái 9 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối kèm theo tăng huyết áp, suy tim, phải điều trị lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần tại Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương và chờ đợi thận hiến phù hợp.
Theo BS. Trương Thùy Linh - Khoa Thận và Lọc máu, trẻ phải mất gần 1 năm mới đủ điều kiện sức khỏe, các chỉ số ổn định, chức năng tim mạch, nội tiết trong giới hạn cho phép để có thể ghép thận. Cách đây 3 tháng, bệnh nhi nhiễm sán, vì thế, chúng tôi đã phải phối hợp với các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi ghép dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Trước ca ghép thận, bệnh nhi được hội chẩn bệnh viện dưới sự chủ trì của TS.BS Cao Việt Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các chuyên khoa trong bệnh viện để đảm bảo các quy trình trước, trong và sau ghép được kiểm soát chặt chẽ nhất.
Sáng ngày 11/3, hai cuộc mổ lấy thận và ghép thận được tiến hành song song, đảm bảo thận lấy ra phải được ghép kịp thời. Trải qua 5 giờ thực hiện, với mọi quy trình tỉ mỉ và chính xác, ca phẫu thuật ghép thận đã thành công, thận phải ngay sau khi được ghép hồng hào, tưới máu tốt và bắt đầu có nước tiểu.
Sau 7 ngày sau ghép thận, tình trạng bệnh nhi ổn định, tiểu tốt, các chỉ số sinh hóa về chức năng thận, nội tiết trở về giới hạn bình thường, huyết áp được kiểm soát, các vấn đề tim mạch cũng sẽ cải thiện dần khi sức khỏe của trẻ tiến triển. Hiện, bệnh nhi đã được ra viện trong niềm hạnh phúc, phấn khởi của gia đình và các y bác sĩ.
Được biết, đây là ca ghép thận thành công thứ 62 của Bệnh viện Nhi Trung ương tính từ năm 2004.
Bộ trưởng Bộ Y tế tặng bằng khen cho nữ điều dưỡng A9
Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã ký Quyết định số 745/QĐ-BYT khen thưởng cho điều dưỡng Đặng Thị Hạ - Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đã có thành tích đột xuất, xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trước đó, điều dưỡng Đặng Thị Hạ đã cấp cứu thành công một bệnh nhân người Ấn Độ ngừng tim tại một nhà hàng ở Đà Nẵng. Đây là việc làm có ý nghĩa lớn, thể hiện tinh thần rất trách nhiệm của điều dưỡng Hạ, cũng như của cán bộ y bác sĩ Trung tâm Cấp cứu A9, của Bệnh viện Bạch Mai và của ngành y tế Việt Nam.
Việc làm này góp phần làm đẹp hơn hình ảnh của người thầy thuốc Việt Nam, cũng như đất nước con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Theo dõi thông tin chi tiết tại đây.
Phẫu thuật u ngoài màng cứng tủy sống, giúp bệnh nhân không phải ngồi xe lăn
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã cùng hội chẩn và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nữ, 57 tuổi. Được biết, người bệnh liệt 2 chân gần như hoàn toàn, phải ngồi xe lăn, đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật xong vẫn chưa đi lại được bình thường.
Bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã tiến hành thăm khám, nghiên cứu tỉ mỉ triệu chứng lâm sàng và quyết định cho chụp MRI (cộng hưởng từ) ngực đã phát hiện nguyên nhân gây liệt tiến triển cho bệnh nhân từ 2 năm nay là do u màng tủy T3T4 thể trước bên chèn ép cột trước tủy sống.
Bệnh nhân và người nhà rất lo lắng vì đã trải qua nhiều cuộc mổ. Bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã hội chẩn cùng ThS.BS Trần Trung Kiên - khoa Ngoại Thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, động viên gia đình cần phẫu thuật cho bệnh nhân.
Nhờ phương pháp phẫu thuật u ngoài màng cứng tủy sống bằng đường vào phía sau mở ống sống 1 bên, ca mổ đã được thực hiện thành công với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nhất có thể, bảo vệ hoàn toàn cấu trúc diện khớp và dây chằng nhưng vẫn lấy được triệt để u.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh hồi phục nhanh hơn mong đợi. Từ một người liệt gần như hoàn toàn, nhưng chỉ chưa đến 1 tháng sau mổ người bệnh đã có thể cử động chân và ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng bằng khung hỗ trợ.
Bệnh viện Mắt Huế mổ đục thủy tinh thể miễn phí cho bệnh nhân nghèo
Từ ngày 21 đến 26/3, đoàn công tác của Bệnh viện Mắt Huế cùng chuyên gia nhãn khoa Hattori Tadashi (Nhật Bản) đã thực hiện thăm khám cho hơn 500 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện A Lưới. Chương trình giúp khôi phục thị lực cho hơn 40 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể không có điều kiện thăm khám, điều trị.
Điều đáng chú ý là hình ảnh một vị bác sĩ tranh thủ ngồi chợp mắt nghỉ ngơi nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Được biết, nhân vật trong ảnh là bác sĩ Phạm Minh Trường - 62 tuổi, Giám đốc Bệnh viện Mắt Huế.
Bác sĩ Phạm Minh Trường từng nhận giải thưởng "Eye Health Heroes - Anh hùng trong Phòng chống mù lòa", tại Kathmandu, Nepal năm 2017.
Vào ngày 21/5, bệnh viện sẽ có thêm một đợt khám và mổ miễn phí cho bà con ở Nam Đông (huyện miền núi tại Thừa Thiên - Huế).
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 95 tuổi mắc ung thư đại tràng
Bệnh viện K thông tin các bác sĩ của Bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 95 tuổi mắc ung thư đại tràng. Ca mổ có nhiều khó khăn do bệnh nhân tuổi cao và đi kèm bệnh lý nền.
PGS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K chia sẻ mặc dù bệnh nhân tuổi đã cao nhưng sau khi đánh giá tổn thương tại chỗ, chưa di căn. Đội ngũ bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u, giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong sinh hoạt, nâng cao chất lượng đời sống. Ca mổ diễn ra thành công sau 3 giờ, bệnh nhân hồi phục tốt, dự kiến ra viện sau 7 ngày điều trị.
PGS Phạm Văn Bình cho hay, nhiều gia đình có người thân cao tuổi ngoài 70-80 tuổi khi phát hiện bệnh ung thư thì thường có tâm lý buông xuôi, không điều trị. Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ.
Bình luận của bạn